05-30-2013
|
#1
|
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Trung Quốc cuốn vào ṿng xoáy tranh chấp
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc lớn ở Châu Á-Thái B́nh Dương đang đặt ra thách thức lớn nhất cho khu vực.
Một tổ chức cố vấn của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) hôm qua (28/5) đă đưa ra một báo cáo trong đó cảnh báo, Trung Quốc đang phải đối mặt với “áp lực chiến lược” ngày càng tăng với việc khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương hiện giờ trở thành “một trung tâm toàn cầu mới” cho “sự cạnh tranh về quân sự, kinh tế và địa chính trị”.
Được công bố bởi Trung tâm Chính sách Quốc pḥng (CNDP) thuộc Học viện Khoa học Quân sự PLA, bản Báo cáo Chiến lược 2012 cho biết, “các cường quốc lớn đang đẩy mạnh cuộc chơi tranh giành sự thống trị trong khu vực”.
|
Tàu hải giám của Trung Quốc đi qua vùng tranh chấp ở biển Hoa Đông. Đây là hoạt động thường xuyên của phía Trung Quốc kể từ khi nước này có các cuộc đối đầu quyết liệt v́ tranh chấp lănh thổ, lănh hải với các nước láng giềng trong khu vực.
|
Theo Tân Hoa xă, bản báo cáo trên đă viết: “Trong bối cảnh cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc lớn cùng với các cuộc tranh chấp đại dương ngày càng quyết liệt và những cuộc xung đột khu vực thường xuyên hơn, môi trường an ninh của Trung Quốc ngày càng trở nên phức tạp, nhạy cảm và bất ổn".
Bản báo cáo của PLA cũng nhấn mạnh, do Mỹ tăng cường chuyển hướng trọng tâm chiến lược về phía đông nên cuộc tranh giành quyền hàng hải giữa các nước trong khu vực cũng trở nên gay gắt hơn và nóng bỏng hơn.
Tranh chấp lănh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đă leo thang trong những năm gần đây. Mối quan hệ giữa Bắc Kinh với Tokyo đă bị tổn hại nghiêm trọng bởi cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông cũng leo thang chóng mặt.
B́nh luận về bản báo cáo mới nói trên, ông Yue Gang – một đại tá về hưu của PLA đă nói, Trung Quốc đang đối mặt với “áp lực chiến lược” lớn khi nước này trở thành quốc gia cộng sản lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
"Nhưng khi đó là một cuộc đối đầu về hệ tư tưởng th́ bây giờ là cuộc đối đầu v́ tranh chấp lănh thổ. Bất kỳ một sự nhượng bộ hay thỏa hiệp nào trong các cuộc tranh chấp lănh thổ hiện nay đều có thể châm ng̣i cho một làn sóng các phong trào chủ nghĩa dân tộc bùng phát dữ dội ở các nước có liên quan”, ông Yue cảnh báo.
Theo bản báo cáo của Trung Quốc, cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh và Tokyo ở quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ c̣n kéo dài và nó sẽ chứng kiến ṿng tṛn luẩn quẩn những đ̣n trả đũa qua lại giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á này.
Tờ China News Service dẫn lời bản báo cáo cảnh báo rằng, việc máy bay chiến đấu của Nhật Bản tiếp cận sát với các chuyến bay tuần tra dân sự của Trung Quốc sẽ làm leo thang cuộc tranh chấp từ dưới biển lên trên không và làm tăng nguy cơ nổ ra những cuộc đụng độ vũ trang.
Trong khi đó, ở Biển Đông, bản báo cáo của CNDP cho rằng, bản chất của các cuộc tranh chấp giữa một loạt nước trong khu vực đă leo thang từ việc khẳng định những quyền hàng hải lên đến việc phát triển các chiến lược hàng hải. Bắc Kinh thừa nhận, một số nước đang ngày càng trở nên lo ngại và các cuộc tranh chấp cần phải được kiểm soát để tránh bùng lên thành những cuộc khủng hoảng đáng sợ.
Tuy vậy, ông Ni Lexiong – Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc pḥng và Sức mạnh Biển ở trường Đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp Thượng Hải, nhận định, sẽ không có chuyện xảy ra một cuộc đối đầu quân sự nghiêm trọng giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Ở Biển Đông, ông Ni nói rằng, vấn đề trở nên nhạy cảm hơn khi sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực trong bối cảnh sức mạnh kinh tế và quân sự của nước này ngày càng gia tăng đă khiến Mỹ lo ngại và tức giận.
"Mỹ đang t́m cách kiềm chế Trung Quốc bằng cách thắt chặt quan hệ với các nước láng giềng của Trung Quốc, khiến các cuộc tranh chấp trở nên phúc tạp hơn”, ông Ni b́nh luận.
Kiệt Linh - (theo SCMP)
|
|
|