Đến với Confed Cup năm nay, TBN mang theo rất nhiều kỳ vọng. Nhưng ngay cả trong trường hợp họ không vô địch Confed Cup 2013, ngay cả khi tiqui-taca không c̣n là trường phái thống trị th́ TBN vẫn là nền bóng đá số 1 thế giới, không chỉ trên BXH FIFA mà c̣n về cơ cấu xuất nhập khẩu cầu thủ.
Xuất ngoại nhiều có tốt không?
Chủ nhà Brazil, đương kim vô địch thế giới TBN và đương kim á quân châu Âu Italia được đánh giá là những ứng cử viên sáng giá nhất cho chức vô địch Confed Cup lần này. Khá thú vị là ba đội bóng nêu trên lại đại diện cho ba trường phái xuất – nhập khẩu cầu thủ khác nhau: Brazil (56,5% số tuyển thủ tham dự Confed Cup 2013 đang chơi ở nước ngoài, chưa kể không ít cái tên khác gần như chắc chắn sẽ vượt Đại Tây Dương sau khi giải đấu năm nay kết thúc) có phần đông thành viên là lính lê dương, Italia (chỉ có 4,3% đang thi đấu ở bên ngoài Serie A) là một tập thể thuần chất nội địa, trong khi TBN (34,78% tuyển thủ không khoác áo một CLB tại La Liga) có thể coi là một dạng “hỗn hợp” giữa Brazil và Italia.
|
Đương kim vô địch thế giới, châu âu - Tây Ban Nha |
Tạm bỏ qua những câu chuyện phức tạp về pháp lư, tài chính… xung quanh thị trường chuyển nhượng nói riêng cũng như mức độ “xê dịch” của các cầu thủ nói chung, chúng ta hăy trở về với một chủ đề tranh luận xưa như trái đất (nhưng vẫn chưa ai đưa ra câu trả lời thích đáng): mối liên hệ giữa việc xuất khẩu cầu thủ và thành công của ĐTQG chặt chẽ đến đâu? Nói cách khác, để giúp cải thiện kết quả của đội tuyển th́ một nền bóng đá nên sở hữu nhiều cầu thủ thi đấu ở nước ngoài hay trong nước? Những người ủng hộ đáp án thứ nhất (nước ngoài) sẽ viện dẫn trường hợp của Pháp, Hà Lan (giai đoạn cuối những năm 90, đầu những năm 2000), Brazil, Argentina…. kèm theo lư lẽ là việc xuất ngoại sẽ làm đa dạng hóa phong cách chơi bóng của các cầu thủ, giúp họ dễ dàng đối phó với mọi trường phái bóng đá trên thế giới. Phe tin vào đáp án thứ hai (trong nước) sẽ sử dụng những thành công của Italia, Đức, TBN thời gian gần đây… để làm dẫn chứng, với lập luận là việc có nhiều cầu thủ hành nghề ở trong nước sẽ giúp gia tăng tính gắn kết giữa toàn đội bóng.
Chuẩn mực như TBN
Để kiểm định tính chính xác của hai giả thuyết vừa nêu, hai tiến sĩ kinh tế Dirk G.Baur (ĐH Công nghệ Sydney, Australia) và Sibylle Lehmann(Học viện Max Planck, Đức) đă đề xuất một phương pháp tương đối đơn giản. Đầu tiên, cần thống kê thành tích của các ĐTQG thông qua vị trí trên BXH của FIFA và kết quả thi đấu ở World Cup. Sau đó, thống kê tiếp doanh số xuất khẩu cầu thủ của từng nước (đă được điều chỉnh theo dân số, ví dụ Brazil có gần 200 triệu dân th́ đương nhiên số lượng hàng xuất khẩu của họ phải đông hơn TBN – quốc gia chỉ có 50 triệu dân). Cuối cùng, họ sẽ tính toán mức độ tương quan giữa hai biến số kể trên dựa trên các phần mềm kinh tế lượng. Tất nhiên, nghiên cứu này không thể đưa ra kết quả chính xác tuyệt đối, nhưng ít nhất nó cũng sẽ góp một tiếng nói khoa học vào cuộc tranh căi vốn đang mang đậm nét cảm tính.
Cụ thể, theo ước tính của Baur và Lehmann th́ thành công của các ĐTQG phụ thuộc khoảng 40% vào doanh số xuất khẩu cầu thủ, tuy nhiên nếu số lượng “lính lê dương” quá nhiều (trên 11 người) th́ sẽ tạo ra hiệu ứng ngược, làm giảm hiệu quả thi đấu do các cầu thủ không có được sự ăn ư cần thiết. Cũng có nghĩa, TBN là đội tuyển đạt được tỷ lệ xuất khẩu gần như tối ưu khi có trong đội h́nh 8 gương mặt đang chinh chiến ở nước ngoài (Torres, Martinez, Cazorla, Mata, Azpilicueta, Silva, Reina, Monreal) và không phải ngẫu nhiên mà La Seleccion lại đoạt ngôi quán quân ở cả 3 giải đấu lớn gần đây nhất. Italia th́ sở hữu quá ít tuyển thủ từng va chạm ở nước ngoài (duy nhất có thủ thành Sirigu) c̣n Brazil lại xây dựng ĐTQG từ quá nhiều gương mặt đang chơi bóng ở cựu lục địa. V́ thế, dù thắng hay thua, TBN vẫn xứng đáng là h́nh mẫu cho cả thế giới học hỏi.
Nhập khẩu cũng có lợi
Baur và Lehmann đă chứng minh rằng việc nhập khẩu ngoại binh sẽ giúp cải thiện thành tích của các ĐTQG khoảng 20%, bởi các cầu thủ ngoại về cơ bản có mặt bằng cao hơn cầu thủ nội và góp phần nâng cao mặt bằng tŕnh độ chung cho giải đấu. Tuy nhiên, nếu số lượng ngoại binh quá cao th́ sẽ làm hạn chế cơ hội của các tài năng trẻ, nên tỷ lệ cầu thủ ngoại đạt xấp xỉ 40% là tối ưu. Về phương diện này, La Liga (37,8%) cũng tiệm cận mức hoàn hảo, trong khi Serie A có quá đông cầu thủ ngoại (53,8%) c̣n Brasileirao lại có quá ít (chỉ 6%). | |
Theo Quang Hải - Bóng đá Toàn cầu