Chưa bao giờ “cơn sốt” đi t́m thảo dược bán cho người Trung Quốc lại hấp dẫn người dân các huyện miền núi Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Quan Sơn…như thời gian này , khiến cho nguồn tài nguyên này đang dần cạn kiện, nhiều cánh rừng bị tàn phá không thương tiếc.
Tàn sát rừng v́ thảo dược
Thảo dược bỗng nhiên được người Trung Quốc sang thu mua với giá cao ngất ngưởng. Mỗi ngày người dân có thể kiếm được ít nhất vài trăm ngh́n đồng. Chính v́ thế, họ kéo nhau đổ xô “lật rừng” t́m cho được những loại cây mà thương lái Trung Quốc yêu cầu.
Thảo dược được các cơ sở thu mua phơi và xử lư trước khi bán lại cho thương lái Trung Quốc
Trên địa bàn huyện Như Xuân, mới đầu chỉ có người già và trẻ nhỏ hay đi vào rừng t́m những loại cây này, tuy nhiên thời gian này, khi “cơn sốt” loại dược liệu này dấy lên, kể cả thanh niên trai tráng cũng đổ xô vào rừng và cứ khoảng cuối ngày, người dân lại tập trung tại các cơ sở thu mua ở đường ṃn Hồ Chí Minh, đoạn qua xă Xuân Quỳ (Như Xuân) để giao hàng.
Tại bản Vặn, xă Yên Thắng, huyện Lang Chánh người dân nơi đây chuyên đi khai thác dược liệu trên diện tích đất rừng được Nhà nước giao cho các hộ dân quản lư, bảo vệ. Tuy nhiên, do khai thác quá mức, tận thu, tận diệt, nguồn dược liệu trên diện tích rừng của hộ dân ngày càng cạn kiệt nên từ năm ngoái đến nay bà con đi sâu vào rừng tự nhiên để khai thác dược liệu.
Thảo dược được chất đống tại các cơ sở thu mua
Những loại dược liệu mà người dân thường săn lùng để bán cho Trung Quốc gồm có: cây máu chó, củ cu li, củ ráy, củ quành, quả sa nhân, nấm lim, rễ na… Với giá thu mùa 2.000 – 2.500 đồng/kg cây máu chó, 3.000 đồng/kg củ cu li, củ ráy, 100.000 đồng/kg nấm tạp và 300.000 – 500.000 đồng/kg nấm lim tuỳ loại… th́ một ngày người dân cũng có thể kiếm được từ 300.000 - 350.000 đồng. Thậm chí trúng mánh được nấm lim, hoằng đằng họ có thể thu được tiền triệu.
Thảo dược được người dân mang đến bán
Anh Lê Anh Viên, xă Xuân Hoà (Như Xuân) cho biết: “Ngày nào cũng chịu khó đi kiếm th́ cũng thu nhập được kha khá tiền mỗi tháng, mỗi lần bán xong th́ lấy tiền tươi luôn nên dân chúng tôi ham lắm. Mới đầu th́ kiếm các loại cây này cũng dễ nhưng bây giờ không c̣n nhiều nữa, để kiếm được mấy bó cây máu chó, chúng tôi phải đi sâu vào rừng pḥng hộ Sông Chàng hay vườn Quốc gia Bến En mới kiếm được”.
Với giá thu mua 2.500 đồng/kg, th́ với 1 tạ cây máu chó, anh Viên cũng đă bỏ túi 250.000 đồng. Nếu cứ thu nhập đều như vậy th́ mỗi tháng nhứng người đi rừng này kiếm được cả chục triệu bạc là chuyện không khó.
Điều đáng nói là trước Tết Nguyên đán, rễ na rừng bỗng dưng lên cơn sốt, với giá 1000 đến 1.500 đồng/kg có lúc c̣n cao hơn. Mỗi ngày người dân cũng kiếm được từ 200.000 - 300.000 đồng từ loại cây này. Thế là người dân t́m khắp các cánh rừng, “cày xới” để t́m cho được thật nhiều rễ cây này. Tuy nhiên, khoảng hơn 1 tháng nay, loại rễ cây này thương lái Trung Quốc không mua nữa, th́ hàng tấn rễ na mà các cơ sở thu mua lại bị ứ đọng, chất đống.
Rễ na không bán được đang chất đống một chỗ
Chính v́ kiếm “lộc rừng” quá dễ mà người dân ở khắp các cánh rừng ở các huyện miền núi Thanh Hoá, đă tận diệt rừng không thương tiếc. Nhiều cánh rừng đă bị cày xới tan hoang cũng v́ thảo dược.
Chưa có cách xử lư
Trao đổi với PV Về vấn đề trên, ông Trịnh Quang Tuấn, hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân cho biết: “việc quản lư nguồn dược liệu này là rất khó, bởi hiện nay ngành chức năng chưa có chế tài xử phạt và cách quản lư hữu hiệu để ngăn chặn t́nh trạng bà con khai thác dược liệu quá mức, tận thu, tận diệt, ảnh hưởng đến rừng”.
“Ngoài ra tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ có phân loại các nhóm thực vật, động vật nguy cấp cần bảo vệ, trong đó lại không có các cây liệu thông thường, nên người dân vẫn vào rừng cấm, rừng đặc dụng đi săn t́m các loại dược liệu mà không thể xử lư được” – anh Tuấn cho biết thêm.
C̣n ông Nguyễn Duy Vĩnh, hạt phó Hạt kiểm lâm huyện Lang Chánh lư giải: “trước kia việc quản lư, cấp phép cho người dân khai thác các loại lâm sản phụ (trong đó có dược liệu) thuộc thẩm quyền của UBND huyện nên số lượng người đi khai thác dược liệu không nhiều. Nhưng từ khi thông tư số 35 (ngày 20-5-2011) của Bộ NN&PTNT có hiệu lực, việc cấp phép khai thác dược liệu thuộc về UBND xă với cơ chế thông thoáng hơn. Người dân chỉ cần lập bản dự kiến sản phẩm khai thác, bản đăng kư khai thác lâm sản phụ rồi nộp về UBND xă, xă cho người xuống kiểm tra, thấy đúng thế là đồng ư cho khai thác”.
Theo thống kê của kiểm lâm huyện Lang Chánh th́ tính từ năm 2012 đến nay, huyện này đă có gần 150 tấn dược liệu được khai thác, riêng trong năm 2012 đă có 100 tấn. C̣n tại huyện Như Xuân, mỗi năm cũng có khoảng 50 - 60 tấn dược liệu được thu mua bán cho Trung Quốc. Đó là chưa kể đến 9 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, nếu không con số thống kê không hề nhỏ.
Nguyễn Thuỳ