Chỉ c̣n ít ngày nữa là SEA Games 27 sẽ chính thức khai mạc. Để có cái nh́n rơ hơn về sân chơi SEA Games năm nay, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Hoàng Vĩnh Giang.
Đây là lần đầu tiên Myanmar tổ chức một kỳ SEA Games. Xin ông cho biết sự chuẩn bị của nước chủ nhà thế nào cho sân chơi lớn nhất khu vực này?
Chính xác Myanmar từng tổ chức SEA Games, nhưng từ cách đây vài chục năm rồi. Myanmar mới chỉ mở cửa, nên họ đang rất quyết tâm tổ chức một kỳ SEA Games thành công. Với lợi thế chủ nhà và đưa vào nhiều môn thế mạnh, đương nhiên Myanmar cũng gần như sẽ giành ngôi nhất toàn đoàn.
Về công tác chuẩn bị, đến thời điểm này nước bạn gần như hoàn tất và đă sẵn sàng tổ chức các môn thi đấu. Những vấn đề như an ninh, lễ tân, các cơ sở vật chất đạt chất lượng cao…Làng VĐV của bạn vừa mới xây dựng có quy mô hiện đại, trong đó đoàn Thể thao Việt Nam được bố trí ở vào vị trí rất thuận lợi. Lễ Khai mạc, Bế mạc cũng được chuẩn bị rất hiện đại và công phu. Chỉ có một khó khăn là về vấn đề giao thông đi lại bằng máy bay nội địa giữa 2 thành phố Naypyidaw và Yangon rất nan giải, dù mới đây Myanmar đă mở thêm đường bay với giá vé hợp lư. Công tác chuyên môn của SEA Games 27 hy vọng rằng sẽ rất tốt, với việc tổ chức 33 môn thể thao kèm theo những quy định vừa mang tính chất thông thường vừa mang tính chất đặc thù của SEA Games lần thứ 27.
Ông Hoàng Vĩnh Giang tự tin về cơ hội của đoàn Việt Nam ở SEA Games 27
Về phía Việt Nam, chúng ta gặp những khó khăn nào, thưa ông?
Ngoài những vấn đề như di chuyển, ăn ở, chúng ta gặp bất lợi v́ nhiều nội dung thế mạnh bị cắt giảm. Đặc biệt, 2 môn TDDC và đấu kiếm bị loại khiến TTVN mất hơn 10 HCV. Tất nhiên, nhiều nước cũng bị mất huy chương chứ không riêng chúng ta.
Nuớc chủ nhà Myanmar đă loại TDDC và đấu kiếm-những môn nằm trong hệ thống Olympic và là thế mạnh của Việt Nam. Ông có cho rằng Myanmar đă chơi không đẹp?
Myanmar đă tuyên bố không thiếu tiền, sẵn sàng tổ chức một kỳ SEA Games hoành tráng. Đó là tuyên bố mà chưa quốc gia nào dám nói. TDDC Myanmar có nhà thi đấu, trang thiết bị hiện đại, VĐV tập huấn tại Thái Lan. Nhưng, điều lệ ĐNA đă ghi rơ, nước chủ nhà chỉ phải bắt buộc tổ chức 2 môn nhóm 1 là bơi lội và điền kinh, 14 môn nhóm 2. V́ thế, ngay cả Myanmar không tổ chức bóng đá cũng chẳng vi phạm điều lệ và chúng ta cũng không có quyền nói Myanmar đă không chơi fair-play.
Đúng là chúng ta phải nhường nhiều HCV Vovinam và nhiều môn khác cho Myanmar tại SEA Games lần này, thưa ông?
Đúng vậy. Tôi cho rằng nhường HCV ở một vài môn là chuyện hết sức b́nh thường.
Như thế liệu sân chơi thể thao số 1 Đông Nam Á c̣n có ư nghĩa, chưa nói công sức tập luyện của các VĐV lại không được ghi nhận?
Chúng ta cần phải hiểu vovinam là môn vơ chúng ta cần quảng bá h́nh ảnh với bạn bè thế giới, nên chuyện nhường huy chương cũng là cần làm. Ở một số môn khác cũng vậy, chúng ta không thể lấy cả v́ lúc đó ai chơi.
Theo ông, SEA Games có phải là sân chơi “ao làng” như nhiều người vẫn hay nói?
Tôi cho rằng nhiều người quan niệm chưa đúng về SEA Games. Đây vẫn là sân chơi phù hợp với 11 quốc gia trong Đông Nam Á. Thực tế, nếu so sánh tŕnh độ của VĐV Đông Nam Á với thế giới, chúng ta vẫn c̣n thua kém nhiều, nhưng Đông Nam Á cũng tự hào khi có nhiều môn thế mạnh hàng đầu như cầu lông, boxing, bóng bàn...Đây là những môn có rất nhiều nhà vô địch thế giới.
Về điều lệ thi đấu, luật chơi của SEA Games mang tính nhân văn rất cao. Trong mỗi lần tham dự SEA Games, không chỉ là tranh tài mà chúng ta hội nhập với bạn bè khu vực, mang đến t́nh cảm của người dân Việt Nam đến với nước chủ nhà.
Ông dự đoán thế nào về thứ hạng các đoàn trong tốp đầu?
Với việc đưa vào nhiều môn thế mạnh của ḿnh như cờ, đua thuyền truyền thống, cầu mây cổ điển...Myanmar có thể sẽ giành vị trí số 1. Vị trí c̣n lại trong tốp 3 sẽ là cuộc cạnh tranh của Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Tôi dự đoán số lượng huy chương mà đoàn Thể thao Việt Nam sẽ có thể phấn đấu đạt được là từ 70-85 HCV
Xin cảm ơn ông!