Nếu tôi xem Melbourne là người t́nh thứ nhất, Sydney là người t́nh thứ hai th́ Brisbane là một hôn phu đáng yêu. Cảm xúc của tôi khi chung sống với thành phố này cũng kịch tính như một cuộc hôn nhân.
Một góc Brisbane. Ảnh minh họa: Discover queensland
Hôm nọ, tôi được xem tin về 10 thành phố đáng sống nhất trên thế giới năm 2013 trong chương tŕnh Morning Show của kênh truyền h́nh Seven ở Australia, trong đó có 4 thành phố của Australia và một thành phố của New Zealand.
Đây là kết quả do Economist Intelligence Unit (EIU) b́nh chọn. Các tiêu chí được tính điểm là sự b́nh ổn, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, hạ tầng cơ sở, văn hóa và môi trường. Các tiêu chí này đều được cho điểm và tổng số điểm là 100.
Với 4 thành phố trong danh sách, Australia thực sự dẫn đầu trong bảng xếp hạng này. Các bạn đang du học ở Melbourne chắc cực kỳ hân hoan khi thành phố này được đánh giá là thành phố đáng sống nhất trên thế giới với số điểm rất cao là 97,5/100 điểm. Melbourne đă giữ kỷ lục này ba năm liền.
Sydney đứng 7 với 91,6 điểm, c̣n Brisbane, thành phố lớn thứ ba của Australia mà tôi đang sinh sống lại không có mặt trong tốp 10 này. Nếu tôi xem Melbourne là người t́nh thứ nhất, Sydney là người t́nh thứ hai th́ Brisbane đối với tôi là một người chồng.
Người dẫn chương tŕnh nói rằng Brisbane đứng khoảng thứ 20 trong bảng xếp hạng trên. Tôi có bảng xếp hạng riêng của ḿnh, Brisbane là nơi tôi đă chọn và chắc chắn thứ hạng của nó sẽ phải cao.
Lũ lụt
Tôi đă đến Auckland, thành phố lớn nhất New Zealand và xếp thứ 10 trong danh sách trên. Thành phố nhỏ nhắn, cũng dốc lên dốc xuống và có nét ǵ đó gợi nhớ Brisbane rơ ràng nhất. Nơi đây cũng có những trường đại học danh tiếng và nhiều sinh viên Việt Nam du học.
Auckland cũng là một trong 10 thành phố đáng sống nhất thế giới. Vậy tại sao Brisbane không có trong danh sách? Tôi đang nghĩ ngợi thế th́ anh dẫn chương tŕnh cũng nhận xét giống tôi. Brisbane cũng rất đẹp, nhiều trường đại học tốt, con người rất hiền ḥa, thân thiện, nhưng Brisbane lại không được điểm cao về môi trường.
Môi trường ở Brisbane rất xanh, sạch, đẹp nhưng lại hay xảy ra lũ lụt và lốc xoáy Tôi được nghe kể lại cuối năm 2010 và đầu 2011, mưa cứ trắng trời Brisbane, rồi thành phố ngập mênh mông. Mọi người ở nhà thấp phải di chuyển lên những nhà trên đồi cao. Trường học phải đóng cửa vài tuần.
Khi đó tôi c̣n ở Việt Nam nhưng thư cảnh báo và hướng dẫn đối phó lũ lụt chuyển về tới tấp. Trận lụt năm 2011 là đỉnh điểm trong ṿng 27 năm qua. Các bạn tôi kể lại những ngày đó mọi người rất lo lắng nhưng cũng được chứng kiến sự đối phó nhanh nhẹn của hội đồng thành phố và người dân ở đây. Thành phố được dọn dẹp sạch sẽ ngay trong ṿng một tháng sau lụt.
Sau này, khi đọc báo địa phương, tôi mới biết các t́nh nguyện viên đă đến những nhà bị lụt để giúp đỡ. Họ tự mang theo thức ăn và nước uống, làm việc quần quật để cứu những khối tài sản trong bùn, hoặc đơn giản là dọn đi những tài sản giờ đă thành đống đổ nát. Họ được gọi là những người anh hùng trong bùn.
Khi tôi đến Brisbane vào tháng 6, thành phố đă không c̣n nhiều dấu vết của trận lụt ngoài những mốc đánh dấu đỉnh lũ ở các khu nhà và một vài đoạn đường nhỏ đang được trải sỏi làm lại.
Vào tháng Giêng hàng năm, Brisbane lại có một vài tuần thấp thỏm khi nước lên, và băo làm cây đổ ra đường. Các thông báo cụ thể về đỉnh lũ ở từng khu phố, dự kiến khu nào bị ngập và các hoạt động pḥng chống lụt được khẩn trương triển khai.
Thiên nhiên hiền ḥa
Trẻ em đùa nghịch với những con kangaroo trong thành phố. Ảnh: BTT
Tuy vậy, đối với tôi, Brisbane vẫn rất đáng yêu. Nỗi lo lắng về những trận lụt thật là nhỏ bé so với những ǵ thiên nhiên ở đây ban tặng. Ḍng sông Brisbane chảy lững lờ. Phà dích dắc giữa hai bờ sông hẹp, lá xanh, cỏ xanh, lũ chim chóc ríu ran buổi sáng, bay về tổ khi chiều.
Mùa hè hoa phượng đỏ, mùa xuân hoa phượng tím, hoa chuông vàng khoe sắc. Những con đường đi bộ và đạp xe qua công viên thảnh thơi. Nắng ấm áp ngày đông, nắng tràn trề ngày xuân và hạ. Lũ trẻ có thể đi bơi ở băi biển nhân tạo trên phố hay ở các bể bơi công cộng.
Brisbane cũng có nhiều trường đại học danh tiếng. Số lượng sinh viên Việt Nam chọn Brisbane cũng tới hàng ngh́n người. Brisbane thật sự là một nơi dễ chịu để sống.
Brisbane là một thành phố không quá nổi bật về kiến trúc, nhưng bù lại cảnh quan rất đẹp. Nhà của người Queensland là nhà gỗ, có sàn cao, phía gầm dưới cùng là garage hay chỗ để đồ. Có lẽ do địa h́nh ở đây dốc nên nhà sàn là kiểu nhà phù hợp.
Nhà thường được sơn màu trắng, hàng rào trắng, có băi cỏ nhỏ xinh phía trước, băi cỏ rộng hơn phía sau và thường có chỗ phơi đồ. Brisbane cũng có nhiều nhà gạch, các khu chung cư đẹp hiện đại, trông bên ngoài đơn giản nhưng bên trong rất đầy đủ và tiện dụng. Trong trung tâm th́ có vài khu nhà cổ, gợi nên kiến trúc châu Âu, c̣n lại là các nhà, khu văn pḥng, khách sạn…, từ vài tầng đến 20-30 tầng.
Người Queensland thật thà, chất phác, hiền từ. V́ thành phố nhỏ nên mọi người rất thân thiện với nhau. Những con thú hoang cũng là những cư dân đáng yêu ở đây. Brisbane là thành phố nhưng thiên nhiên lại rất phong phú. Chim chóc rất nhiều và con người th́ đặc biệt trân trọng thú hoang.
Công viên Guyatt gần nhà tôi cạnh bờ sông là nơi có rất nhiều vịt trời. Lũ vịt thỉnh thoảng kéo nhau về, đi loẹt quẹt trên cỏ. Một lần, có cái tổ chim trên cây rơi xuống đất, hai con chim bố mẹ bồn chồn đi quanh. Hôm sau, tổ chim đă được rào lại. Rào quây chỉ cao vài chục phân thôi và cũng thưa để chim ra vào cho dễ c̣n con người th́ không dẫm vào. Bọn chim cứ b́nh yên ấp trứng, rồi một ngày đẹp trời nở ra ba chim non. Lũ chim từ từ lớn lên. Chim bố mẹ ríu rít mớm mồi. Khi đủ lông cánh, cả nhà chim bay đi, để lại cái tổ cũ trên đất.
Gần trường mẫu giáo St. Thomas th́ có nhiều bọn vẹt hồng và ghi xám, tên là Galah. Lũ vẹt Galah rất lắm mồm, có cái mào cao chừng hai ba phân trên đầu, chân th́ ngắn đi lại lạch bạch trông rất buồn cười.
Ở Brisbane có rất nhiều chim chóc và con người đặc biệt trân trọng thú hoang. Ảnh: BTT
Kỳ nhông ở Brisbane cũng rất nhiều. Mùa đông, chúng trốn đi gần hết, nhưng xuân và hè qua, lũ kỳ nhông với cái đuôi dài, hàng gai nhọn nhọn trên cái lưng mũm mĩm, lúc th́ luồn phắt qua bụi rậm, lúc th́ nằm chềnh ềnh trên băi cỏ sưởi nắng hay nằm thảnh thơi trên những ghế gỗ trong vườn.
Bạn đừng tính làm món kỳ nhông nướng nhé. Ở Australia ai cũng cưng con vật này. Dù họ nh́n thấy kỳ nhông rất thường xuyên, nhưng mỗi lần chúng lon ton chạy ra, người lớn trẻ con đều ồ à.
Dưới sông th́ cá bơi tung tăng. Ai khéo câu, một lần đi câu được 5, 10 con cá, mỗi con cả cân. Đó là chuyện không hiếm gặp. Các bạn Việt Nam c̣n đi đặt bẫy cua. Cua gạch rất ngon, mà chỉ được bắt cua đực thôi nhé, phải thả cua cái để tiếp tục sinh sản. Có người c̣n câu được con cá mập nặng gần 4 cân. Nếu câu được cá nhỏ th́ bạn phải thả lại sông để cá lớn rồi câu lại cũng chưa muộn.
Tôi đă vui thích bao nhiêu khi sống ở Brisbane với sông chảy trước mặt, chim chóc bay vào ban công, công viên nằm quanh nhà và đi một bến phà là đến biển (dù chỉ là biển nhân tạo).
Và c̣n nhiều điều nữa thật thú vị từ việc đi học, đi chơi, những người tôi quen ở Brisbane. Chỉ riêng thiên nhiên quanh tôi đă như là trong mộng, và cảm xúc của tôi ở Brisbane khi vui tột đỉnh, khi buồn ră rời cũng kịch tính như một cuộc hôn nhân.Vậy nên, “ông xă” là số một trong mắt tôi, cũng là điều dễ hiểu.
Bùi Thu Thủy/VNE