SCA 5 gây xôn xao dư luận cộng đồng Việt ở Little Saigon - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Viet Oversea|Tin Hải Ngoại


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default SCA 5 gây xôn xao dư luận cộng đồng Việt ở Little Saigon
LITTLE SAIGON, California (NV) - Trong thời gian gần đây, cộng đồng gốc Châu Á, đặc biệt các phụ huynh Việt Nam ở vùng Little Saigon, xôn xao về Dự Luật SCA 5, cho phép đại học công lập ở California có quyền sử dụng các yếu tố chủng tộc, giới tính, màu da, sắc dân hoặc nguồn gốc quốc gia, trong việc lựa chọn học sinh trung học vào đại học.

Dự Luật SCA 5 (Senate Constitutional Amendment 5) do Thượng Nghị Sĩ Ed Hernandez (Dân Chủ-Địa Hạt 24) đưa ra, và được một số dân cử đảng Dân Chủ đồng bảo trợ.

Đó là năm thượng nghị sĩ Marty Block, Kevin de León, Ricardo Lara, Mark Leno, và Darrell Steinberg, và hai dân biểu Steven Bradford và Cristina Garcia.

Đa số các vị dân cử này đều là người Mỹ gốc Hispanic.

Sinh viên đại học UC Irvine trong một buổi sinh hoạt tại trường. (H́nh: uci.edu)

SCA 5 được giới thiệu lần đầu tiên ngày 3 Tháng Mười Hai, 2012, và được thông qua tại ba ủy ban Giáo Dục, Chuẩn Chi, và Tu Chính Hiến Pháp và Bầu Cử.

Ngày 30 Tháng Giêng, 2014, SCA 5 được Thượng Viện thông qua với tỉ lệ phiếu 27 thuận và 9 chống, và chuyển qua Hạ Viện chờ biểu quyết. Tất cả phiếu thuận đều của đảng Dân Chủ và những phiếu chống thuộc đảng Cộng Ḥa.

Theo hồ sơ tại Quốc Hội California, SCA 5 được 27 tổ chức ở California ủng hộ, đa số thuộc hai lănh vực y tế và giáo dục. Phía bên chống chỉ có một tổ chức, đó là American Civil Rights Coalition.

Nếu được Hạ Viện thông qua, SCA 5 sẽ được đưa ra, qua một cuộc trưng cầu dân ư, để cử tri California bỏ phiếu vào Tháng Sáu hoặc Tháng Mười Một năm nay.


Đạo Luật Prop. 209 là ǵ?

Trước năm 1996, California, cũng như nhiều tiểu bang khác ở Hoa Kỳ, áp dụng chính sách thiên vị (Affirmative Action) đối với một số nhóm chủng tộc thiểu số trong các lănh vực việc làm, phân phối hợp đồng, và giáo dục, v́ họ bị kỳ thị và bị bất lợi trong xă hội đa số là người da trắng. Đạo Luật Prop. 209, được cử tri California thông qua năm 1996, chấm dứt hoàn toàn chính sách thiên vị này.


SCA 5 là ǵ?

Luật hiện hành quy định, khi lập tiêu chuẩn để nhận sinh viên vào các trường đại học thuộc hai hệ thống University of California (UC) và California State University (CSU), giới chức điều hành phải nhắm vào sự công bằng và bàn bạc kỹ lưỡng dựa trên sự đa dạng về văn hóa và chủng tộc trong các cộng đồng tại California.

Mục đích của SCA 5 là tiếp tục thực hiện Đạo Luật Prop. 209, có nghĩa là tiểu bang California không được thiên vị đối với những cá nhân hoặc nhóm nào dựa trên các yếu tố chủng tộc, giới tính, màu da, sắc dân hoặc nguồn gốc quốc gia, trong việc điều hành hệ thống giáo dục công cộng, NGOẠI TRỪ hệ thống đại học công cộng.


Ủng hộ

Theo Thượng Nghị Sĩ Ed Hernandez giải thích trong Dự Luật SCA 5, ngay sau khi Đạo Luật Prop. 209 được thông qua, tỉ lệ sinh viên gốc thiểu số giảm nhiều trong hai hệ thống đại học UC và CSU. Các báo cáo mới đây cho thấy, học sinh thiểu số tốt nghiệp trung học với tỉ lệ cao hơn trước đây, nhưng lại không được vào đại học với tỉ lệ cao như vậy.

Cũng theo vị dân cử này, năm 1995, tức là trước khi áp dụng Đạo Luật Prop. 209, tỉ lệ học sinh thiểu số tốt nghiệp trung học là 38% và có 21% được vào đại học UC, một sự khác biệt 17%. Đến năm 2009, học sinh thiểu số tốt nghiệp trung học là 52%, nhưng chỉ có 28% được vào hệ thống UC, một con số khác biệt 24%.

“Sự khác biệt này ngày càng lớn trong khi California ngày càng đa dạng,” theo lời tác giả Dự Luật SCA 5.

Cũng theo ông Hernandez, các thay đổi trong tiêu chuẩn nhận vào đại học công cộng ở California hiện nay nhằm mục đích gia tăng số sinh viên gốc thiểu số trong đại học UC cho bằng mức trước khi áp dụng Đạo Luật Prop. 209 chỉ mang tính “tạm thời.” Dù vậy, số sinh viên thiểu số được vào đại học vẫn chưa phản ảnh đúng tỉ lệ số học sinh gốc Hispanic, Châu Phi, Thái B́nh Dương, Philippines và thổ dân, đă tốt nghiệp trung học và đủ tiêu chuẩn vào đại học.

Vẫn theo Thượng Nghị Sĩ Ed Hernandez, với sự kiện California ngày càng đa chủng tộc, cũng như quyết định của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ mới đây cho phép hệ thống đại học tại các tiểu bang khác tiếp tục dùng yếu tố chủng tộc trong việc tuyển chọn sinh viên, là thời điểm tốt nhất để tu chính Đạo Luật Prop. 209 và xem đây có phải là chính sách tốt nhất cho California hay không.

Ông Hernandez kết luận: “Cải tổ hệ thống đại học công cộng qua việc tu chính Đạo Luật Prop. 209 phản ảnh mục đích của California, muốn giáo dục và đào tạo một lực lượng lao động cho nền kinh tế tương lai.”

Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa (Dân Chủ-Địa Hạt 34), một trong những người bỏ phiếu cho SCA 5, giải thích: “Tôi nghĩ rằng sự đa dạng là rất quan trọng trong một nền dân chủ, v́ nó bảo đảm cơ hội công bằng cho tất cả mọi người. SCA 5 áp dụng sự đa dạng trong hệ thống đại học và tôi tin là nó giúp tất cả mọi người có cơ hội vào đại học.”

“Tôi c̣n nhớ hồi đi học đại học, khi chính sách thiên vị người thiểu số vẫn c̣n được áp dụng ở California, chính những học sinh gốc Việt, Lào, Cambodia, Trung Hoa, Nhật, Nam Hàn... được hưởng lợi,” ông Correa nói tiếp.

Ông giải thích thêm: “Tuy nhiên, có một thực tế kinh tế mà chúng ta không thể bỏ qua. Đó là một học sinh sống ở khu trung tâm Orange County không thể học được một trường trung học tốt như ở phía Nam quận hạt này. Trường ở Irvine chắc chắn tốt hơn trường ở Westminster.”

“Thành ra, tôi nghĩ, nếu đọc kỹ, chúng ta sẽ thấy SCA 5 không nhằm mục đích đảo ngược Đạo Luật Prop. 209, mà chỉ có mục đích 'cố gắng' làm cho mọi người có cơ hội vào đại học như nhau,” vị thượng nghị sĩ này nói tiếp.

Sinh viên đại học UCLA làm thiện nguyện ở Los Angeles. (H́nh: ucla.edu)

Chống đối

Trong một thông cáo báo chí gởi ra cho giới truyền thông, Giám Sát Viên Janet Nguyễn (Cộng Ḥa-Địa Hạt 1, Orange County) cho rằng SCA 5 là không cần thiết.

Bà viết: “Mỗi khi một học sinh ở California, cho dù thuộc sắc dân nào, giới tính nào, hoặc giàu nghèo ra sao, không vào được đại học, tất cả chúng ta đều bị thiệt hại. Học sinh này mất cơ hội cho một tương lai tốt hơn, và chúng ta, cũng như xă hội, mất tất cả những ǵ học sinh đó có thể đóng góp lớn lao hơn. V́ thế, chúng ta cần có giải pháp, thế nhưng, SCA 5 không phải là giải pháp đó. Theo thống kê của hai hệ thống UC và CSU, tỉ lệ học sinh gốc thiểu số được nhận vào đại học công cộng rất cao, ngay cả sau khi Đạo Luật Prop. 209 được thông qua. V́ vậy, tu chính đạo luật này là không cần thiết.”

“SCA 5 đă lái sự chú ư sang một hướng khác, thay v́ tập trung vào một thực tế. Đó là, trong khi ngày càng có nhiều học sinh gốc thiểu số được nhận vào đại học, số lượng đơn xin vào đại học của nhóm này vẫn c̣n hạn chế. Đó là do sự kém cỏi của hệ thống giáo dục từ Mẫu Giáo đến lớp 12, chứ không phải do tiêu chuẩn tuyển chọn vào đại học,” Giám Sát Viên Janet Nguyễn viết tiếp.

Bà cho rằng: “Trong vài năm qua, hệ thống giáo dục từ Mẫu Giáo đến lớp 12 của chúng ta thiếu phương tiện cần thiết, để chuẩn bị cho con em chúng ta vào đại học. Cho nên, Dự Luật SCA 5 chỉ đơn thuần nhằm 'chữa triệu chứng mà không chữa được căn bệnh.'”

Qua một email gởi cho nhật báo Người Việt, Dân Biểu Travis Allen (Cộng Ḥa-Địa Hạt 72) cho biết: “Mọi người nên có cơ hội để đạt mục tiêu của ḿnh khi họ làm việc cật lực để đạt thành công. Người dân California đấu tranh không mệt mỏi để chấm dứt kỳ thị chủng tộc trong hệ thống giáo dục công cộng sau khi thông qua Đạo Luật Prop. 209. Tuy nhiên, một lần nữa, những nhà lập pháp đảng Dân Chủ ở Sacramento lại cho thấy vẫn c̣n 'màu da' qua Dự Luật SCA 5, nhằm hủy bỏ sự công bằng và cho phép chính quyền được quyền chọn 'ai thắng ai thua' qua chủng tộc của người đó.”

Nữ Dân Biểu Sharon Quirk-Silva (Dân Chủ-Địa Hạt 65) viết như sau: “Đa dạng trong đại học là cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta phải dùng mọi cách để bảo đảm tiêu chuẩn cao và công bằng trong việc tuyển chọn sinh viên. SCA 5 đưa ra một số vấn đề quan trọng cần giải quyết, thế nhưng, tôi không thể ủng hộ dự luật này trong lúc này.”

“Cũng như trong nhiều năm qua, tôi sẽ tiếp tục làm việc với các tổ chức cộng đồng để t́m ra một giải pháp lâu dài để giúp ngày càng có nhiều học sinh được vào đại học. Tôi sẽ tiếp tục ủng hộ dự luật mở cửa cho tất cả học sinh đủ tiêu chuẩn vào đại học,” vị nữ dân biểu này viết tiếp.

Bà Young Kim (Cộng Ḥa), phụ tá Dân Biểu Liên Bang Ed Royce và hiện là ứng cử viên chức dân biểu California, Địa Hạt 65, cũng phản đối Dự Luật SCA 5.

Bà viết trong một thông cáo báo chí như sau: “Đạo Luật Prop. 209 là một sự kiện lịch sử chấm dứt t́nh trạng thiên vị trong giáo dục. Trong khi đó, Dự Luật SCA 5 lại cho phép đại học thiên vị trong việc tuyển chọn sinh viên dựa trên các yếu tố chủng tộc, giới tính, màu da, sắc dân hoặc nguồn gốc quốc gia. Điều này đi ngược lại quyền căn bản của người Mỹ chúng ta. Đó là lư do tại sao tôi phản đối dự luật này. Nếu có thể được, sự thiên vị chỉ nên dành cho các học sinh học hành chăm chỉ.”


Tương lai của SCA 5

Tại Quốc Hội California, đảng Dân Chủ đang kiểm soát cả Thượng Viện và Hạ Viện, với “siêu đa số” (super majority), nên họ có thể thông qua mọi dự luật một cách dễ dàng, cho dù phía Cộng Ḥa có chống đối hay không.

SCA 5 đă được thông qua ở Thượng Viện, nhưng chưa biết t́nh h́nh ở Hạ Viện ra sao.

Thượng Nghị Sĩ Lou Correa cho biết: “Tôi có nói chuyện với Thượng Nghị Sĩ Ed Hernandez và nói với ông rằng, hăy chậm lại, hít thở không khí trong lành, và xem coi có cách nào tốt hơn hay không.”

“Tôi nghĩ, SCA 5 khó ḷng qua khỏi Hạ Viện,” ông Correa nhận xét.

Ông cho biết sẽ mời một số đại diện truyền thông và tổ chức cộng đồng Việt Nam gặp gỡ với ông vào Thứ Sáu để ông lắng nghe thêm ư kiến của họ liên quan đến SCA 5.

Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, ủy viên giáo dục Học Khu Garden Grove, nhận xét: “Khó ai có thể biết trước được SCA 5 sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với các cộng đồng gốc Châu Á, đặc biệt là cộng đồng người Mỹ gốc Việt, ngoại trừ các suy đoán của những người vận động chống đối dự luật này.”

“Cho dù có được lưỡng viện thông qua, SCA 5 sẽ gặp nhiều khó khăn đối với cử tri toàn California v́ quan điểm chung hiện nay của họ là không muốn dùng các yếu tố như sắc dân hay màu da mà không dựa trên các thành tích cá nhân. Do đó, khó có thể đoán trước được là SCA 5 có được thông qua một cách dễ dàng hay không,” ông Lân viết tiếp.


Nếu SCA 5 thành luật

Giả sử SCA 5 được Hạ Viện thông qua và sau đó được cử tri California chấp thuận, chưa chắc có sự thay đổi nào trong các thành phần sắc tộc thiểu số ở đại học công cộng của California.

Luật Sư Nguyễn Quốc Lân giải thích: “Chưa có một thống kê hay nghiên cứu nào để có thể hiểu rơ hay tiên đoán được ảnh hưởng, nếu có, của Đạo Luật Prop. 209, cũng như nếu SCA 5 trở thành luật, đối với các cộng đồng gốc Châu Á. Tỉ lệ sinh viên gốc Châu Á tại các trường đại học công cộng vẫn tiếp tục gia tăng trong nhiều năm qua, ngay từ trước khi Đạo Luật Prop. 209 được thông qua.”

Luật Sư Lân viết tiếp: “Ngay cả cho tới ngày hôm nay, cộng đồng gốc Châu Á vẫn có tỉ lệ học sinh được nhận vào đại học cao hơn nhiều sắc dân khác là v́ các sinh viên Châu Á thường có điểm cao hơn và có quyết tâm theo đuổi đại học cao hơn. Không có bằng chứng nào cho thấy là Đạo Luật Prop. 209 đă giúp nhiều học sinh gốc Châu Á được nhận vào các trường đại học công cộng tại California, nếu có, th́ cũng rất giới hạn.”

Vị dân cử gốc Việt trong Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove giải thích thêm: “Sau khi thông qua Đạo Luật Prop. 209, một số học sinh gốc Châu Á, đặc biệt là các học sinh gốc Việt, vẫn được cứu xét ưu tiên v́ các hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, văn hóa, xă hội hay thành tích vượt qua nhiều khó khăn để vươn lên. Tỉ lệ sinh viên gốc Châu Á vẫn tiếp tục gia tăng trong nhiều năm qua, cho dù có hay không có Đạo Luật Prop. 209, phần lớn nhờ vào thành tích học vấn, hoàn cảnh xă hội hay kinh tế khó khăn. Đa số các học sinh gốc Châu Á sẽ không bị ảnh hưởng bất lợi.”


Kết luận

Theo Giám Sát Viên Janet Nguyễn, “SCA 5 cho thấy điều ǵ sẽ xảy ra khi chúng ta thiếu một cuộc thảo luận lành mạnh. Mục đích mà SCA 5 nhắm tới có vấn đề, bởi v́ nó mâu thuẫn với nguyên tắc của một cuộc thảo luận công bằng và tương xứng, một điều mà quốc gia này luôn tự hào. Thượng Viện California, do đảng Dân Chủ kiểm soát tới 2/3 số ghế, có thể thông qua tu chính Hiến Pháp này mà không thèm nghe ư kiến của phía đảng Cộng Ḥa.”

“Các dự luật lớn và quan trọng đối với cư dân California không nên được thông qua tại một cơ quan lập pháp, nơi mà tiếng nói của phía thiểu số không được lắng nghe, bởi v́ lá phiếu của họ không c̣n cần thiết nữa. Hơn nữa, người dân California đă lên tiếng về vấn đề này hồi năm 1996, khi họ thông qua Đạo Luật Prop. 209. Vậy th́, đưa vấn đề này ra một lần nữa chỉ làm tốn tiền đóng thuế của người dân, nhất là khi số học sinh thiểu số được nhận vào đại học vẫn ngày càng tăng,” vị dân cử gốc Việt cao cấp nhất California viết.

Luật Sư Nguyễn Quốc Lân cho rằng: “Cuộc tranh luận về chuyện nên hay không nên cân nhắc yếu tố sắc dân, màu da hay chủng tộc trong việc cứu xét đơn xin vào đại học là một tranh căi hữu ích trong một xă hội dân chủ, đặc biệt là trong một xă hội có quá tŕnh kỳ thị, phân biệt chủng tộc hay bất công xă hội như tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, quyết định chống đối hay ủng hộ SCA 5, hoặc như Đạo Luật Prop. 209 trước đây, nên được cân nhắc dựa trên nhận định riêng của của mỗi người, căn cứ trên nhận xét riêng của ḿnh về hoàn cảnh xă hội và lợi ích, hay bất lợi, khi thi hành chính sách đó. Quyết định này không nên bị chi phối qua những tin tức hay lập luận không có căn cứ hay không chính xác.”

“Tôi nghĩ, bất cứ chính sách nào về giáo dục cũng nên dựa trên sự công bằng, học giỏi th́ phải được vào trường tốt, cho dù thuộc sắc dân nào,” Giáo Sư Phạm Thị Huê, khoa trưởng Khoa Cố Vấn đại học Orange Coast College, Costa Mesa, nhận xét.

Đỗ Dzũng/Người Việt

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 03-14-2014
Reputation: 67926


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 140,416
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	184378-DP-140312-SCA-1-4.jpg
Views:	7
Size:	42.2 KB
ID:	586703  
vuitoichat_is_offline
Thanks: 11
Thanked 12,886 Times in 10,279 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 160 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Old 03-15-2014   #2
canhdieubay
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
canhdieubay's Avatar
 
Join Date: Dec 2011
Posts: 12,976
Thanks: 989
Thanked 2,165 Times in 1,515 Posts
Mentioned: 31 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1873 Post(s)
Rep Power: 26
canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7
canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7canhdieubay Reputation Uy Tín Level 7
Default

1 lu vit kieu my
canhdieubay_is_offline   Reply With Quote
Old 03-15-2014   #3
kk9
R3 Hảo Kiếm Khách
 
Join Date: Sep 2007
Posts: 357
Thanks: 99
Thanked 22 Times in 20 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 11 Post(s)
Rep Power: 17
kk9 Reputation Uy Tín Level 1kk9 Reputation Uy Tín Level 1
Default

Quote:
Originally Posted by canhdieubay View Post
1 lu vit kieu my
Con` ban khong le~ la` "Mot bay^` Viet cong ngu" hay sao
kk9_is_offline   Reply With Quote
Old 03-15-2014   #4
hmta1982
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
hmta1982's Avatar
 
Join Date: Oct 2007
Posts: 5,628
Thanks: 545
Thanked 1,312 Times in 803 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 297 Post(s)
Rep Power: 23
hmta1982 Reputation Uy Tín Level 7hmta1982 Reputation Uy Tín Level 7hmta1982 Reputation Uy Tín Level 7
hmta1982 Reputation Uy Tín Level 7hmta1982 Reputation Uy Tín Level 7hmta1982 Reputation Uy Tín Level 7hmta1982 Reputation Uy Tín Level 7hmta1982 Reputation Uy Tín Level 7hmta1982 Reputation Uy Tín Level 7hmta1982 Reputation Uy Tín Level 7hmta1982 Reputation Uy Tín Level 7hmta1982 Reputation Uy Tín Level 7hmta1982 Reputation Uy Tín Level 7hmta1982 Reputation Uy Tín Level 7hmta1982 Reputation Uy Tín Level 7hmta1982 Reputation Uy Tín Level 7hmta1982 Reputation Uy Tín Level 7hmta1982 Reputation Uy Tín Level 7hmta1982 Reputation Uy Tín Level 7hmta1982 Reputation Uy Tín Level 7hmta1982 Reputation Uy Tín Level 7hmta1982 Reputation Uy Tín Level 7
Default

Quote:
Originally Posted by canhdieubay View Post
1 lu vit kieu my
Làm ơn đánh tiếng việt bỏ dấu dùm bởi v́ chúng ta là người Việt Nam!
hmta1982_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:28.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.12525 seconds with 12 queries