Go Back   VietBF > Funny Boxes > Crimes News | Tin Hình Sự

 
 
Thread Tools
Old 08-19-2014   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 140,288
Thanks: 11
Thanked 12,873 Times in 10,267 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 160
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Default Đàm phán Hiệp định TPP ở Hà Nội vào đầu tháng 9, 2014

HÀ NỘI (NV) .- Cuộc đàm phán của 12 nước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cấp chuyên gia dự trù sẽ diễn ra tại Việt Nam từ đầu Tháng 9 tới đây.


Dệt may là một trong những ngành chính của Việt Nam cần đàm phán trong Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. (Hình: STR/AFP/Getty Images)

Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương cấp trưởng đoàn đàm phán sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 1/9/2014 đến 10/9/2014 nhằm giải quyết những khoảng cách vẫn còn tồn tại của một số vấn đề. Nếu cuộc thảo luận thành công sẽ mở đường cho một cuộc họp cấp bộ trưởng, theo bản tin hãng thông tấn Kyodo hôm Thứ Hai.

TPP được đánh giá như một hiệp định có tính cách toàn diện. Bên cạnh việc giải quyết các vấn đề truyền thống như tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, trong Hiệp định TPP, các nước tham gia sẽ phải thỏa thuận cả những lãnh vực mới, quan trọng như quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, lao động và môi trường.

Cuộc họp sắp diễn ra tại Hà Nội tiếp theo cuộc họp TPP tổ chức ở Ottawa, Canada, hồi Tháng Bảy vừa qua. Cuộc họp sắp tới tại Hà Nội cũng sẽ gặp đề tài rất khó khăn để thỏa hiệp là vấn đề thuế quan. Nhiều lời tuyên bố được đưa ra trước đây làm người ta hy vọng đã kết thúc đàm phán từ cuối năm 2013, nhưng đến nay, không mấy hy vọng TPP sẽ đạt được vào cuối năm nay.

Gần đây, tổng thống Mỹ Barack Obama nói Hoa Thịnh Đốn dự kiến 12 nước tham gia đàm phán có thể kết thúc các thỏa hiệp để ông có thể lên đường công du Á châu vào tháng 11. Nhưng thời gian này cũng là giới dân cử Mỹ bận rộn với tranh cử và bầu cử quốc hội giữa kỳ nên một nghị sĩ cho rằng họ sẽ không dành thì giờ để thảo luận TPP cho tới mùa hè năm 2015.

Các nước tham gia đàm phán TPP từ nhiều năm nay gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Japan, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Theo thống kê, 12 quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định TPP là một thị trường lớn, chiếm gần 40% GDP và khoảng một phần ba thương mại toàn cầu.

Hồi Tháng 9 năm ngoái, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được các thỏa thuận căn bản về tiếp cận thị trường và cải cách các công ty quốc doanh. Tin tức thời gian đó cho hay, Hoa Kỳ đồng ý cho mở rộng thị trường hàng dệt may cho Việt Nam khi Hà Nội đưa ra lộ trình 5 năm bãi bỏ từ từ những ưu đãi dành cho các công ty quốc doanh.

Trước đó, để bảo vệ kỹ nghệ vải sợ và may mặc nội địa, Hoa Thịnh Đốn đòi Việt Nam phải mua vải sợi và các sản phẩm phụ thuộc từ các nước thành viên TPP. Điều này trực tiếp gạt sản phẩm và nguyên liệu Trung Quốc ra ngoài, vốn là nguồn cung cấp chính của kỹ nghệ may mặc tại Việt Nam.

Thống kê năm 2013 cho thấy, ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 20 tỉ USD. Theo tài liệu của trung tâm nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR), Trung Quốc cung cấp khoảng 70% hàng công nghiệp phụ trợ, nguyên vật liệu sản xuất đầu vào cho cho các xí nghiệp may mặc xuất cảng tại Việt Nam. Ngành dệt may – một trong 10 ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu tương đương 6-7% GDP – chỉ tự đảm nhận được 25% nguyên phụ liệu. (TN)
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	193578-VN-Sewing_400.jpg
Views:	0
Size:	38.5 KB
ID:	650430  
vuitoichat_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.