Go Back   VietBF > Funny Boxes > Crimes News | Tin Hình Sự

 
 
Thread Tools
Old 09-24-2014   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 139,696
Thanks: 11
Thanked 12,809 Times in 10,214 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 159
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Default Bao giờ 'nghị sỹ' Việt tiếp dân ở... siêu thị?

Ở các nước, nghị sỹ có thể mượn sảnh siêu thị, quán cà phê để gặp gỡ, nói chuyện với cử tri, ai muốn đến thì đến, trong khi các cuộc tiếp xúc cử tri của ĐBQH lại diễn ra như một cuộc họp có tính chất hành chính, dường như vẫn còn khoảng cách.
LTS:
Luật Tổ chức Quốc hội đang được sửa đổi, chuẩn bị trình ra kỳ họp QH tháng 10 tới, Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết về kinh nghiệm hoạt động của nghị viện các nước như một kênh tham chiếu.

Họp xong "ai về nhà nấy"

Trước hết xin nói về tính chuyên nghiệp.

Ở hầu hết các nước, các nghị sỹ đều làm việc chuyên trách toàn bộ thời gian, nghị viện hoạt động thường xuyên, quanh năm.

Nghị viện các nước theo mô hình của Anh như Úc, Canada, New Zealand có thời gian dành cho chính phủ, cho cá nhân, cho chất vấn, hỏi - đáp, cho thảo luận dự luật, cho các ủy ban; hai ngày cuối tuần thường được dành cho nghị sỹ về khu vực bầu cử v.v...

Tính chuyên nghiệp của nghị viện nhiều nước còn thể hiện qua sự phân định vai trò, nhiệm vụ rõ ràng, rành mạch giữa các chức danh lãnh đạo với nghị sỹ, giữa nghị sỹ và nhân viên giúp việc, giữa các đơn vị giúp việc v.v...

Một ví dụ điển hình là ở nhiều nước như Đức, Mỹ, Anh, đã ngồi ở ghế chủ tọa phiên họp thì không được tham gia tranh luận, muốn tranh luận, người đó phải rời ghế chủ tọa xuống ngồi ở dưới như một nghị sỹ bình thường. Nghĩa là chủ tọa chỉ đóng vai trò điều hành trung lập, vô tư, khách quan.

Nghị viện nhiều nước phân công lao động sâu theo các lĩnh vực của các Ủy ban, tiểu ban, đồng thời các Ủy ban, tiểu ban có điều kiện về thời gian, con người để xem xét kỹ lưỡng, chuyên sâu các vấn đề thuộc thẩm quyền. Như ở Nhật Bản, khi ra phiên họp toàn thể, các nghị sỹ chủ yếu thảo luận các nội dung chính sách lớn, hoặc các nội dung còn gây nhiều tranh luận.

Vai trò cá nhân nghị sỹ được coi trọng qua việc trao quyền cho nghị sỹ, các đặc quyền được hưởng, điều kiện làm việc... Nghị sỹ ở các nước được coi là một nghề, thường kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ, thậm chí có những bậc trưởng lão làm nghị sỹ đến cuối đời. Ngược lại, ở nước ta, qua mỗi nhiệm kỳ Quốc hội lại có khoảng 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội là người mới.

Các quy trình, thủ tục nghị viện thường chi tiết, chặt chẽ, tạo thành nề nếp làm việc. Chẳng hạn, không chỉ ở Anh hay Mỹ, mà kể cả những nước như Pakistan, Slovenia, chỉ riêng thủ tục để nghị sỹ nêu kiến nghị cũng đã rất nhiều, rất chi tiết, giúp nghị sỹ và chủ tọa phiên họp dễ dàng hơn.

Còn ở VN, chính các đại biểu Quốc hội phản ánh, nhiều khi khó làm việc vì thiếu các thủ tục cụ thể để thực thi một quyền hạn đã được quy định.

Quốc hội Việt Nam trong những năm gần đây đã có những nét cải tiến. Ảnh: Minh Thăng

Gặp gỡ cử tri như cuộc họp

Giữa QHVN và nghị viện các nước cũng có khác biệt lớn qua các chức năng lập pháp, giám sát, đại diện. Như một số nghị viện, QHVN có cả quyền lập hiến. Trong khi đó, đa số nghị viện không thực hiện quyền lập hiến này, mà nhân dân sẽ trực tiếp bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về Hiến pháp; hoặc Nghị viện biểu quyết trước về Hiến pháp, sau đó đưa ra trưng cầu ý dân.

Ở các nước, để thực hiện chức năng đại diện, theo một khảo sát gần 700 nghị sỹ trên toàn thế giới do Liên minh nghị viện thế giới (IPU) thực hiện năm 2011, những người được hỏi cho rằng, việc phục vụ cử tri chiếm nhiều thời gian nhất trong các hoạt động của họ, hầu hết dành khoảng 30-40 giờ mỗi tuần. Một nghị sỹ Thái Lan cho biết có ngày ông đã gặp gỡ, nói chuyện riêng rẽ với 33 cử tri.

Còn ở ta, dù chưa có thống kê cụ thể, nhưng trên thực tế, đại biểu Quốc hội hầu như chỉ dự 4 cuộc tiếp xúc cử tri mỗi năm, hàng tháng có thể tham gia tiếp dân một lần, hoặc có thể có vài cuộc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề nào đó.

Để giữ mối liên hệ với cử tri, các nghị sỹ có nhiều kênh, nhiều hình thức đa dạng, trong đó những kênh mà ĐBQH Việt Nam cũng có. Tuy nhiên, nếu như nghị sỹ có thể mượn sảnh siêu thị, quán cà phê để gặp gỡ, nói chuyện với cử tri, ai muốn đến thì đến, thì các cuộc tiếp xúc cử tri của ĐBQH lại diễn ra như một cuộc họp có tính chất hành chính, dường như vẫn còn khoảng cách. Nghị sỹ ở nhiều nước như Thụy Điển, Iran, Anh còn thường xuyên nhận được email của cử tri, dùng mạng xã hội để giữ liên hệ với cử tri, còn ở Việt Nam đây là chuyện rất hiếm khi xảy ra.

Giống như nghị sỹ các nước, đại biểu QHVN cũng vừa phải đại diện cho quyền lợi của cử tri, vừa bảo vệ lợi ích tầm quốc gia. Tuy nhiên, nhiệm vụ đại diện của đại biểu Quốc hội sẽ phân tán, co kéo bởi một số yếu tố khác như: đại diện cho lợi ích của địa phương, đại diện cho ngành, lĩnh vực.

Về lập pháp, nghị quyết của nghị viện các nước chỉ để thể hiện thái độ, quan điểm, ví dụ về các vấn đề trên biển Đông, chứ không đặt ra các quy phạm có tính chất bắt buộc phải thi hành. Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) của Việt Nam ban hành pháp lệnh với các quy phạm pháp luật bắt buộc thi hành, là loại văn bản quy phạm pháp luật hầu như không có ở các nước, trừ Trung Quốc.

Ở các nước, hoạt động lập pháp chuyên sâu chủ yếu diễn ra ở các Ủy ban; lúc trình ra trước phiên họp toàn thể chỉ thảo luận các nội dung chính sách lớn, thậm chí toàn thể nghị viện chỉ biểu quyết mà không thảo luận.

Còn ở Việt Nam, do nhiều nguyên nhân, công đoạn Ủy ban chưa phát huy hết vai trò của mình.
Với QHVN, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước được coi là một chức năng riêng. Trong khi ở các nước, đây được coi là một phần trong chức năng lập pháp, vì các quyết định đó đều được thể hiện dưới dạng các luật.

Phạm vi giám sát tối cao của QHVN đối với hoạt động của Nhà nước rộng hơn rất nhiều so với nghị viện các nước. Trong khi QHVN giám sát cả tất cả các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn, nghị viện các nước chỉ tập trung giám sát chính phủ với thành phần là các bộ, ngành.

Một điểm đáng chú ý ở nghị viện các nước, giải trình/điều trần và sử dụng các ủy ban điều tra là các hình thức giám sát phổ biến. Theo một khảo sát, có gần 80/88 nghị viện áp dụng điều trần trong hoạt động của mình. Trong khi việc tổ chức các đoàn giám sát là hoạt động phổ biến ở QHVN, nghị viện các nước hầu như không sử dụng hình thức giám sát này.

(Còn nữa)
Nguyên Lâm

(Tuần Việt Nam)
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	20140918132843-20140422174231-phieutn-450x240.jpg
Views:	0
Size:	38.2 KB
ID:	663437  
vuitoichat_is_offline  
Old 09-24-2014   #2
Minhrau
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Minhrau's Avatar
 
Join Date: Apr 2012
Location: Dallas,Texas(bang đách què)
Posts: 35,373
Thanks: 0
Thanked 5,889 Times in 3,187 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 969 Post(s)
Rep Power: 52
Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8
Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8Minhrau Reputation Uy Tín Level 8
Default

xài danh từ nghị sỉ sao nghe ngầu quá nghị ngũ hay nghị gật tính nhiệm thì đúng hơn
Minhrau_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.