Mắc bệnh 'ngón tay c̣ súng' do lướt smartphone - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Mobile News|Tin Di Động


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Mắc bệnh 'ngón tay c̣ súng' do lướt smartphone
Mỗi ngày Hà dành gần 10 giờ để check mail, soạn văn bản, lướt Facebook và chat bằng iPhone. Gần đây ngón tay tê nhức, chị đi khám phát hiện bị bệnh "ngón tay c̣ súng".

Thu Hà (29 tuổi, quận B́nh Tân, TP HCM) cho biết từ hơn 5 năm nay có thói quen cầm iPhone, iPad trên tay phải rồi gập ngón cái để thực hiện mọi thao tác trên màn h́nh từ lướt web, chat đến soạn thảo văn bản. "Cảm giác tê ngón cái xuất hiện cách đây gần 2 năm và cứ thế tăng dần. Gần đây t́nh trạng tồi tệ hơn nhiều, đau quá không ngủ được nên tôi mới đến bệnh viện", Hà thú thật.

Ban đầu chị chỉ cảm thấy mỏi, tê vào mỗi buổi sáng và giảm dần về chiều, càng về sau mức độ đau tăng dần đến nỗi rất khó để gập ngón tay xuống hay trượt trên điện thoại. Chị bảo: “Nhiều khi theo thói quen tôi dùng ngón tay cái lướt điện thoại th́ cảm thấy mạch máu trong ngón tay giật liên hồi và đau nhức. T́nh trạng này kéo dài khiến tôi không thể làm những việc khác như xách đồ, viết hoặc mở nắp b́nh xăng”.


Ngày càng nhiều người trẻ bị hội chứng "ngón tay cái" do thói quen
sử dụng thiết bị thông minh. (Ảnh: Thi Trân)

Đầu tháng 10, chị Hằng (quận 12) t́m đến pḥng khám xương khớp Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM để điều trị triệu chứng tê mỏi ngón tay. “Bác sĩ nói phải kiêng dùng điện thoại di động mới khỏi bệnh, nhưng thú thật điều đó khó hơn lên trời", vừa nói người phụ nữ trạc 30 tuổi vừa lấy chiếc điện thoại tranh thủ lướt web để đọc báo và check mail.

Chị Hằng đang là chuyên viên truyền thông cho một công ty viễn thông ở Sài G̣n. Công việc đa phần liên quan đến soạn thảo văn bản và liên lạc với khách hàng trên mạng nên chị luôn kè kè chiếc iPad hoặc smartphone để làm việc. "Lúc nào lên công ty th́ dùng máy tính bàn, khổ nỗi tôi phải đi bên ngoài nhiều. Để thuận tiện, tôi tranh thủ làm việc ở bất kỳ nơi nào với điện thoại có wifi hoặc 3G".

Bên cạnh sử dụng điện thoại để làm việc, những lúc rảnh rỗi, Hằng c̣n lướt báo, đăng nhập dịch vụ hẹn ḥ và tán gẫu trên mạng xă hội... Chị thừa nhận cuộc sống bị lệ thuộc vào điện thoại từ lúc nào không hay. Cá biệt có những đêm, chị thức tới sáng để chat với bạn nước ngoài do chênh lệch múi giờ. Đến sáng hôm sau ngón tay cái tê dại gần như mất cảm giác.

Bước ra từ pḥng khám, cầm trên tay tờ đơn thuốc vừa được bác sĩ kê kèm theo lời dặn ḍ thay đổi hành vi, chị Hằng thở dài: "Chưa bao giờ tôi nghĩ thói quen dùng điện thoại của ḿnh lại tai hại đến thế này. Thú thật tôi giống như bị nghiện vậy, không thể sống một ngày b́nh yên mà không kiểm tra hộp thư hay lên mạng đọc báo, lướt web, kiểm trai mail".

Bác sĩ Nguyễn Thành Nhân, Khoa Chấn thương chỉnh h́nh, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM, người điều trị cho chị Hằng cho biết chị bị bệnh "ngón tay c̣ súng" ở giai đoạn nhẹ nên chỉ cần kết hợp thuốc uống và bôi trong ṿng 10 ngày rồi tái khám để theo dơi. "Quan trọng nhất là bệnh nhân phải thay đổi hành vi, cụ thể là kiêng sử dụng điện thoại mới mong khỏi được. Nếu bất khả kháng th́ dùng các ngón tay khác thay thế, nhưng tốt nhất là kiêng cho đến khi khỏi hẳn", bác sĩ nói.

Theo bác sĩ Nhân, bệnh "ngón tay c̣ súng" (c̣n gọi là ngón tay ḷ xo, ngón tay bật, viêm bao gân gấp, viêm gân gấp ngón tay) là bệnh xương khớp thường xảy ra ở các ngón tay, đặc biệt là ngón cái do được sử dụng nhiều hơn. Triệu chứng ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể thấy đau nhẹ ở dưới đáy các ngón tay, ấn vào thấy đau, cử động thấy vướng. Đặc biệt ngón cái rất khó gập lại khi cố gắng gập hoặc duỗi ra, thường nghe một tiếng “bậc”. Những cơn đau thường nặng vào buổi sáng và nhẹ dần lên trong ngày.

Nguyên nhân gây bệnh này thường do sử dụng tay quá mức. Đối tượng dễ mắc phải là nhân viên văn pḥng, thợ may, thợ hồ, nhân viên đánh máy, người bấm điện thoại nhiều… Một số bệnh lư khác như viêm đa khớp dạng thấp, gout, u bao hoạt dịch cũng là yếu tố nguy cơ.

Có nhiều phương pháp điều trị. Ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng viêm để giảm sưng, phù nề của gân và bao gân bị viêm. Nặng hơn có thể tiêm kháng viêm tại chỗ giúp giảm nhanh triệu chứng tê nhức, tiêm tối đa từ 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 tuần. Nếu bệnh không bớt, có thể tiểu phẫu hoặc phẫu thuật. Quan trọng nhất để điều trị bệnh này đ̣i hỏi bệnh nhân phải điều chỉnh chế độ làm việc, nếu không bệnh sẽ tái phát hoặc chuyển sang các ngón khác.

Theo ghi nhận thực tế của bác sĩ Nhân, nhiều bệnh nhân t́m đến bệnh viện khi có triệu chứng tê nhức dữ dội, được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật nhưng họ không bỏ thói quen hành vi nguy cơ nên bệnh không khỏi mà c̣n trở nặng hơn. Như chị Hằng, dù bị những cơn đau hành hạ, từng được bác sĩ kê đơn thuốc về uống nhưng chị không thể ngừng lướt điện thoại thông minh, dẫn đến t́nh trạng tê nhức ngày càng nặng hơn.

"Bác sĩ bảo nếu nặng th́ phải phẫu thuật, tôi có chút hoang mang nhưng đúng là rất khó bỏ thói quen này, chỉ có thể cố gắng giảm thời gian tán gẫu trên mạng xă hội. Hiện tại tôi tập thói quen đặt điện thoại lên bàn và dùng các ngón khác để lướt thay v́ dùng mỗi ngón cái như trước”, chị Hằng tâm sự.


VNE

tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
tonycarter's Avatar
Release: 10-07-2014
Reputation: 551


Profile:
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	ngon-tay-co-sung.jpg
Views:	0
Size:	38.7 KB
ID:	669954  
tonycarter_is_offline
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60 tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:55.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08815 seconds with 12 queries