Câu nói gây rúng động đó là của một cựu quan chức quân đội Trung Quốc dám lớn tiếng tuyên bố ngay tại Washington. Một nhân vật được coi là "ngoa ngôn" bậc nhất Trung Cộng đă có những câu nói đến trẻ con cũng không nghe được khi ông ta lật ngược thế cờ bằng miệng rằng mọi căng thẳng trên biển Đông là do Mỹ và Mỹ là kẻ quấy rối khu vực Hoa Đông và Biển Đông.
Cựu đại tá quân đội Lưu Minh Phúc - nhân vật "diều hâu" tiêu biểu của Trung Quốc.
Diễn biến mới nhất ở Biển Đông
Trang Đa Chiều hôm 3/6 cho hay, nhân vật tiêu biểu của phe "diều hâu" trong quân đội Trung Quốc Lưu Minh Phúc gần đây tuyên bố trong một cuộc gặp mặt tại Washington, Mỹ rằng: "Không thể trao thế giới vào tay Mỹ".
Lưu Minh Phúc là cựu đại tá quân đội Trung Quốc, hiện là giám đốc Sở nghiên cứu xây dựng quân đội thuộc ĐH quốc pḥng Trung Quốc.
Ông Lưu lớn tiếng chỉ trích "chính hành động khiêu khích của Mỹ đă gây ra t́nh trạng 'bốn bề dậy sóng' ở các khu vực xung quanh Trung Quốc".
Trong khi căng thẳng Trung-Mỹ trên Biển Đông ngày một leo thang, không ít học giả nhận định Biển Đông "sớm muộn sẽ trở thành nơi bùng phát xung đột quân sự" giữa 2 quốc gia này.
Lưu Minh Phúc thừa nhận sự vượt trội về thực lực của quân đội Mỹ so với Trung Quốc: "Mỹ sở hữu lực lượng Hải quân hùng mạnh nhất thế giới, cho nên nếu Mỹ không đánh Trung Quốc th́ Trung Quốc sẽ không bao giờ đánh Mỹ trước.
Ḥa b́nh và an ninh thế giới hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của Washington".
Tuy phát biểu như vậy, nhưng ông Lưu thể hiện thái độ hoàn toàn trái ngược trong cuốn sách mới xuất bản có tiêu đề "Giấc mơ Trung Quốc - định vị tư duy và chiến lược nước lớn thời đại 'hậu Hoa Kỳ'".
Ông này có mặt ở Washington chính là để tuyên truyền cho cuốn sách của ḿnh. Chủ đề chính mà Lưu nói tới là "thế giới rất quan trọng, không thể trao vào tay Mỹ".
Ngay tại Washington, ông Lưu cũng lớn tiếng kích động rằng "Trung Quốc nên xây dựng lực lượng Hải quân hùng mạnh nhất thế giới để cạnh tranh ngôi vị 'quán quân' cùng Mỹ".
Bao biện trắng trợn hành vi trái phép của Bắc Kinh
Khi được hỏi rằng hành động xây đảo nhân tạo trái phép của Bắc Kinh trên Biển Đông có thể hiện chiến lược lớn của nước này hay không, Lưu Minh Phúc đă trắng trợn bao biện và... đổ lỗi ngược lại cho Mỹ và cộng đồng quốc tế.
"Kể từ sau năm 2010, một vấn đề khiến 1.3 tỷ người Trung Quốc bất ngờ chính là v́ sao Mỹ cứ phải 'gầm ghè' với Trung Quốc?
Tàu chiến của Mỹ đi lại trên biển Trung Quốc (chỉ biển Hoa Đông và khu vực Biển Đông mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền một cách phi pháp - PV), đến 'cửa nhà' Trung Quốc, từ Bắc tới Nam, không ngừng thực hiện các màn khoe khoang quân lực" - Lưu chỉ trích Mỹ.
Ông này cáo buộc hành động của Mỹ "sẽ gây ra chuyện lớn" tại Biển Đông, biển Hoa Đông và thậm chí cả vùng biển Đài Loan.
Lưu Minh Phúc đe dọa, chính chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái B́nh Dương" của Mỹ đang khiến Trung Quốc "vươn ṿi" về phía Tây.
Cụ thể, hồi tháng 9, tháng 10/2013, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă lần lượt nêu ra các chiến lược "vành đai kinh tế Con đường tơ lụa" và "Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI" - gọi chung là BAR.
Bắc Kinh cũng công bố các dự án đường sắt cao tốc với Nga, đồng thời đứng ra khởi xướng và đứng đầu Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) nhằm đối chọi lại các tổ chức tài chính quốc tế mà Mỹ đứng đầu hoặc là thành viên chủ chốt.
Kể từ giữa tháng 5/2015, quan hệ Trung-Mỹ đă diễn biến căng thẳng khi Washington cho tàu tác chiến ven biển hiện đại USS Fort Worth thực hiện nhiệm vụ tuần tra, giám sát và bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông.
Hôm 20/5 vừa qua, máy bay do thám P-8A Poseidon của Mỹ đă bị phía Trung Quốc cảnh cáo 8 lần khi thực hiện nhiệm vụ trinh sát không phận các đảo đá mà Bắc Kinh chiếm đoạt trái phép trên Biển Đông.
Các quan chức hàng đầu của Mỹ như Bộ trưởng quốc pḥng Ashton Carter, và mới đây là chính Tổng thống Barack Obama cũng đă lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh dừng ngay các hoạt động trái phép ở Biển Đông và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Mới đây nhất, hôm 3/6, Trợ lư Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đă kêu gọi Hàn Quốc lên tiếng phản đối các yêu sách phi pháp và trắng trợn của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông nhằm thiết lập lại trật tự quốc tế.
Theo ông Russel, Hàn Quốc cũng không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông và Seoul hoàn toàn có cơ sở để ủng hộ cho các nguyên tắc chung cũng như luật pháp quốc tế.
therealrtz © VietBF