Qua các cuốn tiểu thuyết của Kim Dung và phim ảnh, những anh hùng hảo hán khi thực chiến thường sử dụng tuyệt chiêu Nhất dương chỉ hoặc Lăng vi ba bộ để sát thương, khống chế đối phương. Vậy hai chiêu vơ này có thực hay không có thực ở ngoài đời?
Trên thực tế, Kim Dung đă có phần hư cấu Nhất dương chỉ và Lăng ba vi bộ theo nguyên tắc “bảy thực ba hư” dựa trên những bí kíp có thật mà chủ yếu là những tuyệt kỹ của vơ Thiếu Lâm.
Về Nhất dương chỉ: trên thực tế trong hệ thống Thất thập nhị huyền công của Thiếu Lâm có tới vài bí kíp để luyện cho ngón tay cứng như sắt và có thể phát ra ḱnh lực cực mạnh.
Đó là Thiết tí công (ngón tay sắt). Ban đầu, người tập sẽ dùng ngón tay đập vào các gốc cây, sau tăng lên đập vào đá. Để học công phu này bắt buộc phải có thuốc ngâm tẩm đặc biệt để tránh cho những ngón tay không bị tàn phá.
Công phu thứ hai là Nhất chỉ kim cương pháp (ngày nay người của Thiếu Lâm vẫn gọi là Nhất dương chỉ). Phương pháp này thiên về luyện dương cương, dùng ngón tay trỏ đâm vào tường, đá, thân cây… trong nhiều ngày.
Để luyện bí kíp này có thể gây rách da chảy máu trong thời gian đầu. Chính phương pháp này xỉa ngón trỏ vào vật cứng cho nên mới gọi là luyện dương cương.
Luyện Nhất dương chỉ phải mất nhiều năm mới đạt được thành tựu.
Theo nhiều tài liệu có ghi lại, nếu người luyện thành th́ khi phát ngón tay chưa tới mà địch thủ đă bị thương, ở cấp thấp th́ ngón tay cũng đủ cứng như dùi sắt.
Trong quá tŕnh tập, cần dùng ngón tay trỏ xỉa vào vật nặng treo lơ lửng nên không có lực phản chấn gây nội thương và do tính chất nhu chuyển của vật nặng treo mà gọi là luyện âm nhu.
Sau dùng ngọn nến đốt lên xỉa cho đến khi tắt ngọn nến. cuối cùng dùng giấy rồi kính thủy tinh bao quanh ngọn nến xỉa cho đến khi tắt ngọn nến. Công phu này được cho là phải luyện trên 10 năm.
Như vậy có thể thấy việc Kim Dung mô tả về tuyệt kỹ Nhất dương chỉ trong các tác phẩm kiếm hiệp là hoàn toàn có cơ sở thực tế. Có chăng, sự hư cấu chỉ nằm ở chỗ “độc chiêu” này có thể lấy mạng đối thủ từ rất xa giống như trong các tác phẩm tiểu thuyết.
Ngày nay, Nhất dương chỉ vẫn có ảnh hưởng rất lớn trong vơ Thiếu Lâm và thậm chí lan sang nhiều môn phái khác.
Ngay cả một số môn vơ cổ truyền Việt Nam vẫn luyện bí kíp này để có thể sở hữu những ngón tay cứng như sắt, đủ sức tạo ra lực công phá rất lớn.
Lăng ba vi bộ cũng được cho là xuất phát dựa trên công phu Thiếu Lâm.
Những người luyện Lăng ba vi bộ thực chất là dùng thuật khống chế, điều khiển khí để di chuyển với tốc độ kinh ngạc. Loại khinh công này được cho là không bất ḱ một loại nào có thể so sánh được.
Những người tập khinh công đều có sức bật nhảy rất cao, nương vào lực bật nhảy ấy mà nhảy vọt lên, rồi hạ xuống. Trong vơ Thiếu Lâm, công phu này được gọi là “Đạp tuyết vô ngân” (đạp lên tuyết mà không để lại dấu).
Ngày nay, vơ Thiếu Lâm vẫn c̣n ghi chép nhiều về phương pháp tập luyện loại khinh công này. Trong đó một cách vẫn được một số vơ sư áp dụng đó là dùng bao cát buộc vào cổ chân.
Từ sáng sớm thức dậy cho đến lúc đi ngủ đều không được tháo nó ra, hằng ngày đi lại, sớm tối luyện chạy nhảy cũng không được bỏ nó ra.
Cứ cách một tháng tháo bao cát xuống 3 ngày để cân bằng cơ thể. Một năm sau có thể leo núi chạy nhảy cực kỳ mau lẹ.
Hơn ba năm sẽ có thể dùng tấm ván mỏng thay thuyền mà chạy trên mặt nước (Thiếu Lâm gọi là công phu Thủy thượng phiêu)
Đồng thời, các vơ sư sẽ tập nội luyện pháp, nghĩa là chăm chỉ luyện nội công tâm pháp, kết hợp với ngoại luyện pháp.
Nội pháp từ từ được nâng cao, đến khoảng 3 năm sau th́ sẽ có thành tựu, nhưng muốn đạt đến cảnh giới đỉnh cao cần phải trải qua hàng chục năm.
Nh́n chung, Lăng ba vi bộ (Lăng ba di bộ) trên thực tế chính là cách luyện khinh công kết hợp nội lực để khiến cơ thể mau lẹ hơn người, áp dụng rất hiệu quả vào việc tránh né và phản công trong thực chiến.
Đây chính là cơ sở để Kim Dung viết nên một trong những bí kíp vơ công rất đặc sắc trong các tác phẩm kiếm hiệp của ḿnh.
vietbf @ sưu tầm