Bị chiếm đóng bởi phiến quân IS, cộng đồng người Yazidi - một cộng đồng tôn giáo cổ xưa đă và đang phải gánh chịu những hành vi khủng bố tàn nhẫn của phiến quân IS. Rất đông người dân đă phải bỏ xứ mà đi, những người ở lại th́ bị bắt làm nô lệ, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ, họ bị buôn bán như các món hàng trong khu vực do phiến quân kiểm soát.
Cụ bà Kimy Hassan Sayfo, 64 tuổi đă ngửa mặt lên trời và cầu nguyện: “Xin hăy chấm dứt địa ngục này!”. Con gái và cháu gái của cụ đă bị phiến quân IS bắt giữ. Mới đây, tuy hai người con gái của cụ đă thoát khỏi sự giam giữ từ những kẻ cực đoan nhưng cháu gái cụ vẫn nằm trong tay chúng. Câu chuyện trên chỉ là minh họa cho một trong số hàng ngh́n câu chuyện bi kịch khác của cộng đồng người Yazidi - một cộng đồng tôn giáo cổ xưa đă và đang phải gánh chịu những hành vi khủng bố tàn nhẫn của phiến quân IS.
Theo thống kê, hiện có gần nửa triệu người Yazidi trong số khoảng 700.000 người Yazidi khác đang sống tại Trung Đông đă bị mất nhà cửa và phải rời bỏ quê hương đi lánh nạn kể từ khi phiến quân IS trỗi dậy. Đồng thời, hiện có hơn 2.000 phụ nữ và trẻ em gái người Yazidi đang bị bắt giữ làm nô lệ và bị buôn bán như những món hàng trong các khu vực do phiến quân IS kiểm soát.
Kinh khủng hơn, phiến quân IS cũng đă phát hành nhiều văn bản nhằm “hợp pháp hóa” hành động dă man này của ḿnh và coi phụ nữ người Yazidi như là “chiến lợi phẩm”, biến họ trở thành tài sản riêng của những kẻ cực đoan.
Một người phụ nữ tại đây có thể phải qua tay tới 3-4 “ông chủ” và chỉ có giá ngang với 10 điếu thuốc lá. Phiến quân thậm chí c̣n gửi h́nh ảnh của những phụ nữ mà chúng đă “sử dụng qua” về gia đ́nh của họ để đ̣i tiền chuộc hay đơn giản chỉ là để trêu tức. Thậm chí, gia đ́nh của mỗi phụ nữ người Yazidi có thể bị đ̣i tới hơn 20.000 USD (tương đương 450 triệu đồng) để đổi lấy sự tự do cho người thân. Và số tiền này sẽ một lần nữa được dùng để phiến quân IS phát triển quân đội của ḿnh.
Trong một số trường hợp cá biệt, chính phủ của nhà nước bán tự trị Kurdistan sẽ hỗ trợ chi trả tiền chuộc với phiến quân IS. Nhưng trong đa số các trường hợp, những phụ nữ người Yazidi chỉ có thể trông đợi vào các tổ chức hoạt động nhân đạo, sự thương cảm của những kẻ canh gác hay vợ của những kẻ cực đoan. Kể cả như vậy, hành tŕnh t́m lại tự do của những người phụ nữ cũng rất gian nan, bởi họ c̣n phải t́m cách trốn thoát khỏi khu vực bị phiến quân kiểm soát. Do đó, hiện nay mới có hơn 1.000 phụ nữ và trẻ em gái người Yazidi thoát khỏi sự giam giữu của phiến quân IS.
Có thể nói, cuộc chiến của những người phụ nữ này vẫn chưa bao giờ kết thúc. Trở về từ ṿng vây giam giữ của phiến quân, đa phần các nạn nhân đều phải chịu những vết thương cực lớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Cũng v́ điều kiện cơ sở vật chất không cho phép, phụ nữ và trẻ em gái sau khi thoát khỏi bàn tay của phiến quân IS chỉ có thể tiếp cận một số dịch vụ chăm sóc y tế và hỗ trợ điều trị tâm lư hết sức cơ bản. Bên cạnh đó, do quan điểm bảo thủ của cộng đồng tôn giáo lâu đời nên những nạn nhân bị hiếp dâm cũng e ngại phải chia sẻ câu chuyện của ḿnh với người khác và chấp nhận một ḿnh chịu đựng quá khứ tăm tối một lần nữa.
vbf @ sưu tầm