VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News |Tin Thế Giới 2021-2023 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=280)
-   -   Trung Quốc gặp họa v́ "không can thiệp" tại Myanmar (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1454360)

vuitoichat 04-07-2021 12:04

Trung Quốc gặp họa v́ "không can thiệp" tại Myanmar
 
2 Attachment(s)
Phản ứng của Trung Quốc đối với cuộc đảo chính tại Myanmar vào ngày 1/2 và bạo lực sau đó là im lặng. Bắc Kinh tỏ ra thận trọng và đang nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định. Trái ngược với sự lên án và trừng phạt mạnh mẽ của các cường quốc phương Tây - bao gồm cả Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) - Trung Quốc là một nhà đầu tư lớn ở Myanmar - một quốc gia Đông Nam Á có chung đường biên giới với nước này.

Một nhà phân tích rủi ro chính trị cho biết chinh sách “không can thiệp” của Trung Quốc đối với cuộc đảo chính quân sự của Myanmar có thể gây tổn hại đến lợi ích chiến lược và kinh tế của “gă khổng lồ châu Á” ở quốc gia Đông Nam Á này.

Trái ngược với sự lên án và trừng phạt mạnh mẽ của các cường quốc phương Tây - bao gồm cả Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) - phản ứng của Trung Quốc đối với cuộc đảo chính ngày 1/2 và bạo lực sau đó là im lặng. Bắc Kinh tỏ ra thận trọng và đang nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định.

“Nhưng trong khi Trung Quốc có thể vui vẻ làm việc với bất kỳ ai nắm quyền ở Naypyidaw, th́ ngày càng rơ ràng rằng chuỗi sự kiện do cuộc đảo chính gây ra có thể đe dọa lợi ích của nước này,” Gareth Price, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại chương tŕnh Châu Á - Thái B́nh Dương thuộc tổ chức tư vấn Chatham House của Anh, cho biết hồi tháng Ba.

Naypyidaw là thủ đô của Myanmar và là một trong những điểm nóng về các cuộc biểu t́nh phản đối chính biến. Theo Reuters, lực lượng an ninh đă sử dụng các chiến thuật ngày càng bạo lực để trấn áp các cuộc biểu t́nh khiến hơn 550 dân thường thiệt mạng.

Những người biểu t́nh, phẫn nộ trước sự thiếu quan tâm rơ ràng của Bắc Kinh đối với những người thiệt mạng trong các cuộc biểu t́nh, đă tấn công các nhà máy do Trung Quốc điều hành ở Myanmar hồi tháng Ba, AP đưa tin. Đáp lại, Bắc Kinh kêu gọi Myanmar “đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của các doanh nghiệp và nhân viên Trung Quốc” ở đó.

“Sự thất vọng của Trung Quốc trước những rủi ro mà lợi ích kinh tế của họ phải đối mặt cho thấy cuộc đảo chính đă trở thành một phép thử lớn cho mối quan hệ Myanmar-Trung Quốc vốn đă phức tạp,” tiến sĩ Kaho Yu, nhà phân tích cấp cao về châu Á của công ty tư vấn rủi ro Verisk Maplecroft, cho biết trong một báo cáo tháng Ba.

Quan hệ Myanmar-Trung Quốc

Trung Quốc là một nhà đầu tư lớn ở Myanmar, một quốc gia Đông Nam Á có chung đường biên giới với Trung Quốc. Myanmar cũng là một phần quan trọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Chủ tịch Tập Cận B́nh.

“Nh́n chung, Bắc Kinh kỳ vọng đầu tư vào Myanmar sẽ đóng góp vào an ninh năng lượng, thương mại và ổn định ở khu vực lân cận,” tiến sĩ Yu cho biết.

“Trung Quốc cho rằng suy thoái kinh tế trong khu vực lân cận sẽ dẫn đến bất ổn xă hội và các mối đe dọa an ninh, từ đó đe dọa sự ổn định chính trị của các tỉnh biên giới Trung Quốc như Vân Nam,” nhà phân tích này nói thêm.

Dữ liệu mới nhất hiện có của Tổng cục Đầu tư và Quản lư Doanh nghiệp Myanmar cho thấy các khoản đầu tư nước ngoài được chấp thuận từ Trung Quốc vào khoảng 139,4 triệu USD từ tháng 10/2020 đến tháng 1/2021. Năm tài chính của Myanmar bắt đầu vào tháng 10.

Các khoản đầu tư được phê duyệt của Trung Quốc chỉ sau của Singapore, với tổng giá trị khoảng 378,3 triệu USD trong cùng kỳ, dữ liệu cho thấy.

Về thương mại, Trung Quốc là điểm đến hàng đầu cho xuất khẩu của Myanmar và là nguồn nhập khẩu lớn nhất vào quốc gia Đông Nam Á này.

Nhưng tầm quan trọng của Myanmar đối với Trung Quốc c̣n vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế, theo Price, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Chatham House.

“Đường ống kép dẫn dầu và khí đốt chạy qua Myanmar đa dạng hóa các nguồn cung cấp của Trung Quốc và giúp tránh sử dụng Eo biển Malacca, một điểm nóng về cướp biển,” Price cho biết. “Và sự phát triển của các cảng và kết nối đường bộ giữa Trung Quốc và Myanmar cũng giúp tạo điều kiện tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.”

Trung Quốc có thể giúp chấm dứt cuộc đảo chính

Trước đây, Bắc Kinh đă vun đắp mối quan hệ thân t́nh với cả quân đội Myanmar, cũng như chính phủ dân sự của nhà lănh đạo trên thực tế Aung San Suu Kyi, tiến sĩ Yu chỉ ra. Trong những năm gần đây, áp lực quốc tế đối với Myanmar do cuộc khủng hoảng Rohingya đă đẩy nước này xích lại gần Trung Quốc, nhà phân tích này cho biết thêm.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ Vương Nghị được cho là đă nói hồi tháng Ba rằng “bất kể t́nh h́nh ở Myanmar thay đổi như thế nào, quyết tâm của Trung Quốc trong việc thúc đẩy quan hệ Trung Quốc-Myanmar sẽ không bị lung lay.”

Tuy nhiên, bất kỳ cảm giác nào từ phía Trung Quốc rằng họ sẽ tiếp tục là đối tác chính của Myanmar bất kể ai cầm quyền đều có thể là một “đánh giá sai lầm”, Price nói.

“Nếu quân đội buộc phải lùi bước, điều đó có thể dẫn đến khuynh hướng chống Trung Quốc rơ rệt hơn, đe dọa lợi ích chiến lược (của Trung Quốc),” vị chuyên gia tại Chatham House cho biết.

Thay vào đó, Bắc Kinh có thể giúp chấm dứt cuộc chính biến - một động thái có thể đe dọa lợi ích của họ ở Myanmar trong ngắn hạn, nhưng có khả năng sẽ thúc đẩy họ trong dài hạn, Price nói và cho biết thêm rằng các tướng lĩnh của Myanmar không có ư định chuyển giao quyền lực, và sẽ đấu tranh để giữ nó mà không có sự hỗ trợ của Trung Quốc.

“Trung Quốc cần nhận thức rằng quy tắc cứng nhắc 'one size fits all' (một cỡ phù hợp với tất cả) của chính sách không can thiệp sẽ không giúp nước này có được nhiều bạn bè, và nếu có th́ cũng chỉ là loại bất hảo” - chuyên gia này kết luận./.

bs098 04-07-2021 13:22

Có nước nào kết giao với Trung Quốc mà có kết cục tốt đâu.


All times are GMT. The time now is 18:40.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04599 seconds with 8 queries