![]() |
Phát ngôn 'túi 10.000 USD không đắt' gây tranh căi của giám đốc Hermès
1 Attachment(s)
Pierre-Alexis Dumas, Giám đốc nghệ thuật Hermès, khẳng định túi xách hàng chục ngh́n USD của hăng không đắt đỏ. Phát ngôn của ông làm dấy lên tranh căi về khái niệm 'xa xỉ'.
![]() Khách hàng giàu có vẫn phải đợi hàng năm trời để sở hữu một chiếc Hermes. @virginia_konopka. Hermès, thương hiệu thời trang 186 năm tuổi, nổi tiếng với ḍng túi Birkin ra đời từ những năm 1980. Mỗi chiếc túi Birkin có giá khởi điểm từ 10.000 USD, thậm chí có thể lên đến hàng trăm ngh́n USD tùy thuộc vào phiên bản và chất liệu. Trong cuộc phỏng vấn với chương tŕnh 60 Minutes phát sóng ngày 22/12, Pierre-Alexis Dumas, Giám đốc nghệ thuật Hermès, khẳng định những chiếc túi xách "ngh́n USD" của hăng không hề "đắt đỏ". Theo ông, "đắt đỏ" ám chỉ một sản phẩm không đáp ứng được kỳ vọng của người mua, trong khi "giá trị cao" phản ánh chất lượng và sự tỉ mỉ trong từng chi tiết, Business Insider đưa tin. ![]() Pierre-Alexis Dumas khẳng định mức giá cao xuất phát từ chất lượng, không phải “đắt đỏ”. Ảnh: Julien Oppenheim. Đằng sau mức giá xa xỉ Là con trai của cựu CEO tập đoàn Hermès, Dumas tiếp quản vị trí giám đốc nghệ thuật từ năm 2005. Ông cho biết mỗi chiếc túi của nhà mốt đều được các nghệ nhân lành nghề may thủ công bằng kỹ thuật khâu yên ngựa, sau nhiều năm đào tạo bài bản. Bên cạnh yếu tố kích thước và chất liệu, nguyên liệu cố hạn, thời gian chế tác kéo dài và quy tŕnh sản xuất tủ mỉ là các yếu tố tạo nên mức giá cuối cùng. Dù sở hữu khối tài sản kếch xù đủ để chi trả cho một chiếc Kelly (đặt theo tên Công nương Grace Kelly) hay Birkin (đặt theo tên nữ diễn viên người Anh Jane Birkin), khách hàng của hăng thời trang vẫn có thể phải chờ đợi hàng năm trời mới sở hữu được món đồ xa xỉ này. Martin Roll, chiến lược gia kinh doanh toàn cầu và cố vấn cấp cao tại McKinsey, cho biết danh tiếng của Hermès được xây dựng dựa trên sự khan hiếm sản phẩm. Chiến lược này đóng vai tṛ then chốt giúp thương hiệu trường tồn và vượt qua các giai đoạn kinh tế khó khăn, chẳng hạn như sự sụt giảm nhu cầu tại Trung Quốc đang ảnh hưởng đến ngành hàng xa xỉ. "Hermès hiểu rơ rằng, giống như tất cả các thương hiệu xa xỉ khác, hăng có nguy cơ bị băo ḥa", Roll nhận định. Ông cũng cho rằng việc thương hiệu vẫn thuộc sở hữu của gia đ́nh là một lợi thế lớn. Trong chương tŕnh 60 Minutes, Dumas đă bác bỏ tin đồn Hermès cố t́nh tạo ra sự khan hiếm nhằm đẩy giá. "Điều đó đ̣i hỏi phải có một bộ phận tiếp thị, mà Hermès th́ không có", ông khẳng định. ![]() Mỗi chiếc Birkin có giá từ 10.000 USD, có thể lên đến hàng trăm ngh́n USD. Ảnh minh họa: @complete_Ranger3130. Tranh căi về giá trị Câu chuyện Hermès và mức giá “không phải ai cũng với tới được” cũng thu hút nhiều ư kiến trái chiều trên mạng xă hội. Trên Reddit, nhiều người dùng bày tỏ quan điểm ủng hộ, cho rằng nhà mốt xứng đáng với mức giá cao bởi chất lượng túi. “Đây là lư do tôi yêu Hermès. Họ chắc chắn là một trong số ít thương hiệu xa xỉ thật sự, không giống LVMH khi thuê công nhân nhà máy Trung Quốc tại Italy để sản xuất. Thật xấu hổ khi tự gọi ḿnh là xa xỉ, đội giá cao nhưng chất lượng chẳng khác ǵ hàng nhái", người dùng Reddit có tên @pollypocket1001 b́nh luận. Tuy nhiên, cũng có không ít ư kiến phản bác. "Tất nhiên là bạn có thể có 'chất lượng' khi bán một chiếc túi xách với giá 50.000 USD. 500 USD cho chất lượng và 45.500 USD cho tiếp thị và lợi nhuận", một người dùng khác b́nh luận. "Chất lượng và thiết kế của Hermès chưa bao giờ gây ấn tượng với tôi với mức giá đó. Họ bán địa vị và thương hiệu, sản phẩm chỉ là phương tiện", người khác bày tỏ quan điểm. Theo Juhi Pandey, nhà tâm lư học người Ấn Độ của MPower Helpline, giá trị cảm nhận của một món đồ đóng vai tṛ quan trọng trong việc thúc đẩy giá trị thực. Con người thường gán giá trị dựa trên tính độc quyền, sự khan hiếm và địa vị xă hội. Pandey cho rằng có một số lư do khiến mọi người bị thu hút bởi các mặt hàng xa xỉ: Tính độc quyền: Chiến lược xây dựng thương hiệu chọn lọc của các thương hiệu xa xỉ làm tăng sức hấp dẫn. Cảm giác không thể tiếp cận: Sự khan hiếm kích thích cảm giác khao khát, thúc đẩy nhu cầu sở hữu. Khoa học thần kinh: Mua hàng hóa xa xỉ kích hoạt các vùng năo liên quan đến ham muốn và giải phóng dopamine, tạo cảm giác thỏa măn. Thủ công mỹ nghệ: Sự chú ư đến chi tiết và kỹ thuật thủ công vượt trội thu hút những người coi trọng chất lượng. |
All times are GMT. The time now is 09:46. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.