![]() |
Trung Quốc cảnh cáo Ấn Độ, Việt Nam, Philippine ? Làm ǵ được nhau nào ?
1 Attachment(s)
Thế ra, Trung Quốc không vui à ? Hôm thứ Bảy, một tờ báo quan trọng của nhà nước làm chủ, "Tin tức Năng lượng Trung Quốc", báo cáo cảnh cáo việc Ấn Độ lại nhúng chân vào vùng biển chưa được thăm ḍ v́ những lợi ích chưa biết được.
Theo Reuters, "Chiến lược về năng lượng của Ấn Độ đang rơi vào một con nước xoáy cực kỳ nguy hiểm", bài b́nh luận, được Tờ nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản ấn hành trên trang nhất cho biết. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều có nhu cầu rất lớn về năng lượng, đă đưa họ đến việc phải cạnh tranh và hợp tác với các nước khác ở một số nơi trên thế giới, bài báo cho biết. "Nhưng các công ty dầu khí phải có một giới hạn cuối cùng, đó là phải tuân thủ luật pháp quốc tế và tôn trọng cấu trúc của các quan hệ quốc tế". "Về vấn đề hợp tác với Việt Nam, giới hạn cuối cùng cho các công ty Ấn Độ là họ không được đi vào khu vực tranh chấp của Biển Đông. "Thách thức đến quyền lợi cốt lơi của một nước lớn đang lên, v́ khối lượng dầu khí không rơ dưới đáy biển sẽ không chỉ đưa đến một thất bại bị nghiền nát cho các công ty dầu Ấn Độ, mà c̣n đưa đến tổn hại nghiêm trọng cho toàn bộ an ninh về năng lượng của Ấn Độ và gián đoạn phát triển kinh tế của họ. "Các nhà hoạch định chính sách cho công ty dầu Ấn Độ nên xem xét các lợi ích của đất nước ḿnh, và hăy nhanh chóng quay lui khỏi vùng biển Nam Trung Hoa" theo lời trích dẫn bài báo trên. Tờ Financial Times cho biết, cơn giận của Trung Quốc nhắm vào thỏa thuận thăm ḍ dầu và khí đốt giữa ONGC Videsh và công ty Dầu khí Việt Nam trong vùng biển Nam Trung Hoa. Các thỏa thuận, được kư kết trong chuyến thăm gần đây tới Ấn Độ của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, đă làm gián đoạn "khúc nhạc tích cực" từ chuyến thăm quan trọng đến Trung Quốc của Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu cầm quyền Đảng Cộng sản Việt Nam. Thời điểm xảy ra dường như đă làm thất vọng Trung Quốc: các thỏa thuận đă được kư kết tại New Delhi vào ngày 12 - chỉ một ngày sau khi Trọng tới Bắc Kinh. Mối quan hệ giữa ONGC và ngày Dầu khí Việt Nam đă có từ những năm 1980, và ONGC không phải là công ty đa quốc gia duy nhất có quan tâm đến việc khai thác các cơ hội thăm ḍ ngoài khơi tại Việt Nam, hai yếu tố đă gây nên cơn giận phức tạp của Bắc Kinh. Trung Quốc cũng đă cảnh cáo Philippine phải ra khỏi vùng Biển Đông. Hôm thú Thứ hai, họ yêu cầu "các quốc gia khác" phải tôn trọng thoả thuận của ḿnh với Việt Nam về các vấn đề hàng hải, cơ quan Thông Tấn Tân Hoa Xă của nhà nước cho biết. "Thực tế của việc Trung Quốc và Việt Nam đă đồng ư giải quyết tranh chấp hàng hải bằng thương lượng không có ǵ liên quan đến một đệ tam nhân. Chúng tôi hy vọng các thành phần bên ngoài tôn trọng những nỗ lực của các nước có liên quan để giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán " phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Liu Weimin cho biết tại một cuộc họp báo hàng ngày. Tân Hoa xă cho biết ư kiến của Liu được đưa ra sau khi Philippines kêu gọi một cách tiếp cận đa phương, chứ không phải là một thỏa thuận song phương để giải quyết các tranh chấp về Biển Đông. Các mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc phát triển như thế nào đang được phương Tấy theo dơi sát v́ những lư do rơ ràng. Một số chuyên gia về chiến lược ở London, từng quan hệ với cả Ấn Độ và Trung Quốc, đă thận trọng cố vấn việc làm thế nào để đọc hiểu được những bày tỏ của Bắc Kinh về thoả thuận giữa ONGC và Cty. Dầu khí Việt Nam. "Tôi muốn chờ một lời tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc", một chuyên gia, người vừa trở về sau chuyến thăm Bắc Kinh và New Delhi gần đây cho biết. Theo ông, ư thức ở New Delhi rằng Ấn Độ sẽ trở nên cạnh tranh hơn nữa trong giao dịch với đối tác thương mại lớn nhất của ḿnh - một quan điểm cũng t́m thấy tiềm ẩn trong bài xă luận của Trung Quốc. Ông cũng nói về một sự thừa nhận ở cả Bắc Kinh và New Delhi về nhu cầu phải đầu tư lớn hơn để thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế giữa hai nước. Trong không khí toàn cầu hiện nay, việc phát triển mối quan hệ kinh tế của họ có vẻ là cấp bách hơn. Nhưng cũng có những khó khăn, như được nhấn mạnh từ một bài báo hôm nay (17 tháng 10) trên tờ Financila Times bởi Jamil Anderlini, trưởng Biên tập về tin Tài chính tại Bắc Kinh. Ông nói, có những báo cáo cho biết rằng hàng chục chủ sở hữu các nhà máy ở phía đông ở Ôn Châu - thành phố đầu tiên cho phép chủ doanh nghiệp tư nhân khi Trung Quốc được tự do hóa vào năm 1978 - đă bỏ trốn trong những tuần gần đây, bỏ lại các nhân công không được trả lương và hàng "núi nợ nần". Các vấn đề ở Ôn Châu, gây ra bởi một sự thất bại trong nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa Trung Quốc, làm gia tăng phí tổn sản xuất và mức độ nợ nần không bền vững, "là một dấu hiệu cho thấy sự đổ vỡ sắp xảy ra cho đất nước" bài báo cực hay đă cho biết. Có suy đoán rằng mô h́nh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dựa trên xuất khẩu hàng hoá với giá bất khả chiến bại v́ lao động giá rẻ, năng lượng, vốn và đất đai - có thể đi đến hồi kết. "... Mức lương tối thiểu đă tăng hơn 20% một năm trong nhiều lĩnh vực, đất đai ngày càng khan hiếm và đắt tiền. Ngoài ra, chính phủ đang giảm bớt việc cung cấp tín dụng giá rẻ và đă đi đến việc tự do hóa giá năng lượng và các tiện ích khác. Trong khi đó, cơn lũ đầu tư vào các nhà máy mới, đường xá, sân bay và các bất động sản nhà ở từng là tác động chính của tăng trưởng đang trở nên ngày càng không bền vững" bài viết của Financial Times nhận xét. Trở lại với những bày tỏ của Trung Quốc, theo tạp chí Năng lượng an ninh, tiếp cận gần đây mang tính đối đầu về quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông phản ánh "một thực tế mới của việc tăng thêm niềm tự tin được là một siêu cường đang lên của Trung Quốc trong cuộc t́m kiếm an ninh năng lượng giữa một thế giới đa cực đang bị vây bủa với nhiều biến động". Ngoài ra, một chút mất tập trung ở nước ngoài có thể đă đến đúng lúc khi họ đang phải đối mặt với một số khó khăn thực sự về kinh tế ở trong nước. |
All times are GMT. The time now is 13:53. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.