VietBF - View Single Post - Ngày 30/4 của tôi - “Phe nào thắng nhân dân đều bại”
View Single Post
Old 05-01-2011   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Ngày 30/4 của tôi - “Phe nào thắng nhân dân đều bại”

NGÀY 30/4 CỦA TÔI

30/4! Người ta đă và sẽ gọi cái ngày này bằng nhiều thứ tên, tùy theo quan niệm hay vị thế chính trị của từng cá nhân: “đại thắng mùa xuân”, “ngày giải phóng”, hay “ngày quốc hận”. Những ai muốn “khách quan” th́ thường dùng một cụm từ có vẻ “trung tính” hơn: “ngày thống nhất”. Nhưng, nói ǵ th́ nói, không thể không thừa nhận rằng đây là một ngày “trọng đại”, “không thể nào quên” trong lịch sử Việt Nam, v́ những lư do khác nhau.

Cách đây ba bốn năm, một nhà văn ở hải ngoại đă kêu gọi mọi người viết về chủ đề “Ngày 30/4 của tôi”. Dường như anh định tuyển chọn những bài viết ấy vào một tập sách. Đó là một điều rất có ư nghĩa. Chẳng biết có ai hưởng ứng đề xuất của anh không; tuy nhiên, cuốn sách ấy đă không được ra đời.

Chỉ c̣n ít ngày nữa là dân Việt lại hướng về một ngày 30/4 mới. Lần này, chắc quốc nội sẽ tổ chức kỷ niệm thật rầm rộ, như những năm 1985, 1995... chẳng hạn. Và, ở hải ngoại, lại có những cuộc biểu t́nh “quốc kháng” như thường lệ. Dù sao đi nữa, cái niên hiệu “30/4” mang màu sắc định mệnh sẽ lại khiến kẻ này hân hoan, người kia đau đớn, khi nhớ về quá khứ. Sự đời là vậy, biết làm sao!

Tôi th́ tự bằng ḷng với một vài hồi ức vụn vặt, rất tản mạn, c̣n đọng lại trong kư ức. Một ngày... không như mọi ngày, cách đây tṛn một phần tư thế kỷ. Khi ấy, tôi c̣n là một đứa trẻ đang chập chững những bước đầu ở trường tiểu học...

*

Phải nhắc lại đôi lời về những ngày tháng trước đó.

Tôi không có ư niệm ǵ lắm về những năm sơ tán và chạy tàu bay Mỹ, ngoại trừ một vài h́nh ảnh nhạt nḥa: tiếng c̣i báo động rú ngày đêm; giọng nói trầm bổng, đầy xúc cảm của người phát thanh viên Đài Tiếng nói Việt Nam qua chiếc tờ-ran-di-tô cổ lỗ sĩ; chiếc hầm trú ẩn tối tăm, ẩm ướt ở ngay trong vườn nhà; cô bạn gái nhí nhảnh, thân thiết trên một miền thượng du Bắc Việt; những buổi tối rủ nhau đi bắt đom đóm làm đèn; những tṛ chơi tinh nghịch, trong đó có một tṛ rất bẩn thỉu là... hai đứa rủ nhau cùng đi ị ngoài cánh vườn rộng mênh mông của gia đ́nh cô bé...

Không thể nhớ kỹ lưỡng hơn những sự kiện thời đó v́ một lẽ đơn giản là tôi c̣n quá bé. Tuy nhiên, cái kết cục “ắt phải có”, “phù hợp biện chứng với tiến tŕnh lịch sử” - như người ta thường nói thuở xưa - th́ tôi vẫn nhớ như in.

Những năm 1974-1975, ở lớp, tôi được bầu làm “quản ca” v́ có “chất giọng” “chuẩn”! Đầu mỗi giờ học, tôi lại cầm càng cho cả lớp đồng ca và cạnh những bài hát như “đêm qua em mơ gặp Bác Hồ”, “có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn Đảng ta - vui tung tăng em ca: có Đảng cuộc đời nở hoa!”..., khá chung chung và có phần trừu tượng (đă có đứa nào trong số chúng tôi được “thấy” Đảng và Bác đâu; dĩ nhiên, ngoại trừ trường hợp “thấy trong tim”!), lũ chúng tôi c̣n đồng thanh gào “cháu yêu chú bộ đội đánh Mỹ tài ghê” với tất cả sức lực và nhiệt huyết, khiến ḷng ngực lép kẹp của đứa nào cũng căng phồng lên v́ tự hào. Trong lớp, chúng tôi thi đua xem tổ nào, “cá nhân” nào “tiến vào Sài G̣n” nhanh nhất; bằng điểm số và hạnh kiểm do cô giáo cho, bọn tôi có thể diệt Mỹ, diệt “ngụy” và cắm “lá cờ thắng trận” trên chiếc bản đồ tổ quốc.

Tất nhiên, bọn tôi căm thù “giặc Mỹ” lắm. Anh Trần Đăng Khoa, thần đồng thi ca, và thần tượng của lũ nhóc như tôi thời ấy, chả bảo:

Thằng Mỹ nó đến nước tôi
Búp bê nó giết, bao người nó tra
Nó bắn cả cụ mù ḷa
Nó thiêu cả bé chưa và được cơm...
(“Gửi bạn Chi-lê”, 1967)

là ǵ! Một truyện ngắn đương thời đă ca ngợi một em bé nhất quyết không viết hoa từ “Mỹ” trong bài chính tả, v́ Mỹ ở đây là “thằng Mỹ xâm lược”. Ngược lại, em viết hoa từ “anh bộ đội”!

Chẳng những ghét Mỹ, bọn tôi c̣n bắt chước anh Khoa, coi thường Mỹ và “khảng khái”, “tĩnh tại” lắm:

Chúng tôi chẳng sợ Mỹ đâu...
Bờ ao vẫn chú dế mèn vuốt râu

Trong cái khí thế hừng hực ấy, không ai ngạc nhiên là phải “diệt” được hàng tá “ngụy” th́ mới đánh đổi được một tên Mỹ. May là lũ trẻ chúng tôi mới chỉ phải “diệt” trên sách vở, giấy tờ!

*

Bọn nhóc chúng tôi đă sống những ngày cuối cùng của cuộc chiến một cách hết sức náo nức và nhộn nhịp. Loa truyền thanh hồ hởi báo tin “thắng trận” từng giờ, từng phút. Nhưng không ai nghĩ cái ngày “miền Nam được đón Bác vào thăm” được chuẩn bị từ bao năm, giờ đă đến rất gần, hầu như trong tầm tay!

Rốt cục th́ cái ngày định mệnh ấy cũng đến, thật nhanh, thật bất ngờ. Suốt từ sáng sớm, ai cũng cảm thấy một cái ǵ sẽ xảy ra; dường như có thể “ngửi” thấy nó dập dờn trên không trung. Khoảng 10 giờ sáng, đài Hà Nội phát bản thông cáo về việc ông Dương Văn Minh “đầu hàng”! Trời ơi, thật thế ư? Nhiều người không (muốn) tin vào tai ḿnh. Nhưng đúng là như thế! Mọi người đổ hết ra phố, lắng nghe như nuốt lấy từng lời lẽ từ những chiếc loa phóng thanh ngoài đường. Chúng tôi nghe đi nghe lại mà vẫn không thấy chán! “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, một ca khúc được sản xuất kịp thời bậc nhất của âm nhạc Việt Nam, được hát vang mọi nẻo đường. Ai nấy lâng lâng, vui vẻ ra mặt. Người lạ, người quen chẳng c̣n phân biệt, hết thảy đều tay bắt mặt mừng. Dân t́nh râm ran kháo nhau là “quân ta” định “chiếm Sài G̣n” đúng vào ngày kỷ niệm Quốc tế Lao động 1/5, nhưng cuối cùng các anh “giải phóng quân” vượt mức kế hoạch một ngày. Vui thật là vui!

*

Những ngày sau đó. Dân chúng hể hả trông thấy. Đài báo truyền đi những bài xă luận đanh thép làm nức ḷng người. Hết cái cảnh những bà mẹ, những người vợ phập phồng lo lắng từng giây, từng phút cho những đứa con, những người chồng khoác áo lính của ḿnh. Không c̣n phải vặn nhỏ chiếc đèn dầu, ghé tai nghe (trộm) “những người con sinh Bắc tử Nam” với tâm trạng khổ ải như xưa.

Mọi người chờ đợi những người cha, những đứa con “thắng trận” trở về. Náo nức t́m cách vào Nam t́m gặp lại người thân sau bấy nhiêu năm ṛng xa cách. Rồi tiếng lành đồn xa, người ta kháo rằng miền Nam giàu lắm và có nhiều thứ vừa lạ, vừa đẹp. “Tàn dư của chủ nghĩa đế quốc và thực dân mới mà, hay ho ǵ!” - mấy vị có chức sắc ở địa phương phẩy tay, nói vẻ dè bỉu. Chính họ chứ không phải ai khác, ít lâu sau đă ùa vào Nam, thi nhau “tiếp quản”, “làm chủ tập thể” nhà lầu, xe hơi!

Đám trẻ con như tôi được tận mắt chứng kiến vô số ông cơ hội, vào hôi của rồi quay về ngạo nghễ trên những chiếc xe máy - mà chúng tôi gọi một cách dân dă là “b́nh bịch” - cùng áo quần xúng xính đủ loại. Tôi được ai đó cho một khẩu súng trường, hoạt động bằng đá lửa, cứ bấm c̣ là nổ hàng chuỗi và phát sáng! Rồi, những chú búp bê tóc vàng mềm mại, biết nhắm mở mắt và biết đi, bằng pin, mới tuyệt trần làm sao!

Rơ là những ngày “vui” nhớ đời!

*

C̣n xa tôi mới biết rằng, những ngày “vui” ấy là khởi đầu của một tấn thảm kịch kinh hoàng, khiến dân Việt c̣n ly tán cho đến ngày nay: thảm kịch “thuyền nhân”.

Nhưng, dường như đó đă là một chuyện khác rồi...

(Nhân một ngày 30-4 đầu thiên kỷ mới 2000)



Nạn nhân chiến tranh

Facebook/Hoai Linh
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	images.jpg
Views:	12
Size:	17.6 KB
ID:	281865
 
Page generated in 0.04565 seconds with 10 queries