Giữa làn sóng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, đảo quốc Nauru đă triển khai sáng kiến “hộ chiếu vàng” nhằm huy động nguồn vốn để bảo vệ tương lai của ḿnh.

Quốc đảo Nauru nằm ở phía đông bắc của Australia và phía tây bắc của Tuvalu, nổi tiếng với lịch sử khai thác phốt phát và vị trí địa chính trị độc đáo. Ảnh: The Guardian.
Với 105.000 USD, mọi người có thể trở thành công dân của Nauru - một ḥn đảo nhỏ chỉ rộng 8 dặm vuông ở Tây Nam Thái B́nh Dương nhưng lại mở ra cánh cửa đến 89 quốc gia trên thế giới, theo CNN.
Quan trọng hơn, chương tŕnh này không chỉ mang lại lợi ích cho người tham gia mà c̣n giúp Nauru có thêm nguồn lực để ứng phó với thách thức sống c̣n do biến đổi khí hậu gây ra.
Giải pháp sinh tồn
Nằm giữa Thái B́nh Dương, Nauru đang phải đối diện với nguy cơ ngày càng lớn từ mực nước biển dâng, xói lở bờ biển và sóng thần. Với nguồn lực hạn chế, quốc đảo nhỏ bé này khó có thể tự chống chọi trước cuộc khủng hoảng khí hậu mà các cường quốc công nghiệp đă góp phần gây ra.
Chính phủ Nauru cho biết số tiền thu được từ việc bán quốc tịch sẽ được sử dụng để thực hiện một kế hoạch táo bạo: Di dời 90% dân số, tức khoảng 12.500 người, lên vùng đất cao hơn và xây dựng một cộng đồng hoàn toàn mới để đảm bảo sự sống c̣n của quốc đảo này.
Việc bán hộ chiếu không phải là điều xa lạ, nhưng mô h́nh này từng gây nhiều tranh căi v́ bị lợi dụng cho các hoạt động bất hợp pháp. Tuy nhiên, với những quốc gia đang vật lộn để t́m nguồn tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu - nhất là khi Mỹ rút lui khỏi các cam kết khí hậu toàn cầu - th́ đây được xem là giải pháp sáng tạo giúp huy động vốn.
“Tương lai của đất nước chúng tôi đang bị đe dọa. Trong khi thế giới vẫn c̣n tranh căi về hành động khí hậu, chúng tôi phải chủ động t́m kiếm giải pháp”, Tổng thống Nauru, ông David Adeang, chia sẻ với CNN.
Hộ chiếu Nauru có giá tối thiểu 105.000 USD và không được cấp cho những người có tiền án nghiêm trọng. Công dân sở hữu hộ chiếu này sẽ được miễn thị thực đến 89 quốc gia, trong đó có Vương quốc Anh, Hong Kong, Singapore và UAE.
Mặc dù phần lớn người mua hộ chiếu có thể sẽ không bao giờ đặt chân đến Nauru, họ sẽ có cơ hội "sống một cuộc sống toàn cầu", theo Giáo sư Kirstin Surak, chuyên gia tại Trường Kinh tế London. Điều này đặc biệt có lợi cho những người mang hộ chiếu bị hạn chế về khả năng di chuyển.

Một băi biển trên đảo Nauru ở Thái B́nh Dương. Ảnh: Shutterstock.
Nauru từng là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới nhờ nguồn phốt phát dồi dào. Tuy nhiên, gần một thế kỷ khai thác đă khiến trung tâm ḥn đảo trở nên hoang tàn với những tảng đá cằn cỗi, làm 80% diện tích không thể sinh sống.
Hầu hết người dân phải sống dọc bờ biển, nơi mực nước biển đang dâng cao nhanh hơn mức trung b́nh toàn cầu. Khi nguồn phốt phát cạn kiệt, Nauru t́m cách duy tŕ nền kinh tế bằng cách trở thành trung tâm giam giữ người di cư muốn đến Australia. Tuy nhiên, chương tŕnh này bị thu hẹp sau hàng loạt vụ bê bối và tử vong trong các trại tị nạn.
Gần đây, Nauru lại trở thành tâm điểm tranh căi khi tham gia vào kế hoạch khai thác đáy biển sâu để lấy khoáng sản phục vụ quá tŕnh chuyển đổi xanh. Đảo quốc này thậm chí từng được doanh nhân tiền điện tử tai tiếng Sam Bankman-Fried nhắm đến như một nơi trú ẩn cho "ngày tận thế".
Dù vậy, đối với người dân Nauru, viễn cảnh tương lai vẫn đầy bất trắc. “Nhiều người đă mất đất, thậm chí mất nhà v́ nước biển dâng cuốn trôi tất cả”, ông Tyrone Deiye, nhà nghiên cứu tại Trường Kinh doanh Monash, Australia, chia sẻ.
Giải pháp kinh tế hay canh bạc rủi ro?
Chương tŕnh bán hộ chiếu của Nauru được kỳ vọng sẽ mang lại tác động kinh tế lớn. Chính phủ dự kiến thu về 5,6 triệu USD trong năm đầu tiên và có thể đạt 42 triệu USD mỗi năm, đóng góp khoảng 19% ngân sách quốc gia.
Tuy nhiên, để thành công, Nauru phải đảm bảo quy tŕnh xét duyệt minh bạch, kiểm soát chặt chẽ và ngăn chặn nạn hối lộ. Một chương tŕnh tương tự vào những năm 1990 đă khiến Nauru vướng vào bê bối, khi hai nghi phạm khủng bố Al Qaeda bị bắt tại Malaysia năm 2003 với hộ chiếu Nauru.
Chính phủ cam kết sẽ thực hiện các tiêu chuẩn an ninh nghiêm ngặt, không cấp hộ chiếu cho công dân các quốc gia có rủi ro cao như Nga hay Triều Tiên, đồng thời hợp tác với các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới để giám sát chặt chẽ.

Tổng thống David Ranibok Adeang của Cộng ḥa Nauru. Ảnh: Nauru.
Nauru không phải quốc gia đầu tiên bán hộ chiếu để huy động vốn cho các dự án khí hậu. Dominica - quốc đảo Caribe đă triển khai chương tŕnh này từ năm 1993 - gần đây tuyên bố họ đang dùng một phần doanh thu để trở thành “quốc gia chống chịu khí hậu đầu tiên trên thế giới vào năm 2030”.
Trong bối cảnh chi phí ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng vượt quá khả năng tài chính của các quốc gia nhỏ, sáng kiến của Nauru có thể trở thành mô h́nh để các nước khác tham khảo.
“Nauru đang cho thế giới thấy rằng những quốc gia dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu có thể trở thành nơi thử nghiệm cho các sáng kiến sáng tạo”, ông Edward Clark, Giám đốc Chương tŕnh Quốc tịch Kinh tế và Khí hậu của Nauru, nhận định.
VietBF@sưu tập