Điều trùng hợp đến kỳ lạ là các khách hàng trong nhóm này đồng loạt bị... găy xương hoặc bị bỏng chỉ vài tháng sau khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực.
Những sự cố 'na ná' sau khi mua bảo hiểm
Trục lợi bảo hiểm không phải là chuyện mới nhưng gần đây có dấu hiệu gia tăng trở lại với kịch bản đa dạng.
Theo một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, các chiêu tṛ trục lợi bảo hiểm thời gian qua tập trung chủ yếu vào hai t́nh huống là bị bỏng và găy xương.
Chỉ riêng trong t́nh huống bị bỏng, có rất nhiều kịch bản được dựng lên, từ vụng về đến tinh vi nhằm qua mặt doanh nghiệp bảo hiểm. Các kịch bản này thường “na ná” nhau.
“Hầu hết các trường hợp khách hàng bị bỏng do nước sôi với các nguyên nhân như: va vào nước sôi khi ăn cỗ, va vào nồi nước luộc gà, bỏng khi đang... ăn lẩu. Các bối cảnh này đều khó thuyết phục và có nhiều điểm tương đồng đáng ngờ”.
“C̣n với các ca găy xương th́ vết găy không có dấu hiệu tác động ngoại lực nghiêm trọng, các bối cảnh bị găy xương cũng không thực sự tự nhiên”, đại diện công ty bảo hiểm cho biết.
Cũng theo doanh nghiệp này, các ca găy xương và bị bỏng thời gian qua chủ yếu tập trung vào khách hàng của hai đại lư là M. và N. Đây cũng là hai đại lư có số lượng khách hàng găy xương và bị bỏng nhiều hàng đầu cả nước.
Hiện có ba h́nh thức chế tài chính đối với hành vi gian lận trong bảo hiểm: Chế tài dân sự, xử phạt hành chính và chế tài h́nh sự. Ảnh minh họa.
Tương tự, một doanh nghiệp bảo hiểm khác cũng cho hay đă phát hiện một số khách hàng có dấu hiệu trục lợi. Các khách hàng này thường mua hợp đồng bảo hiểm tập trung vào quyền lợi tai nạn có mệnh giá lớn, dù họ không làm các ngành nghề nguy hiểm. Ngoài ra, họ cũng mua cùng lúc các hợp đồng bảo hiểm của nhiều công ty khác nhau với quyền lợi tương đồng.
Điều trùng hợp đến kỳ lạ là các khách hàng trong nhóm này đồng loạt bị... găy xương hoặc bị bỏng chỉ vài tháng sau khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực.
“Một số kết quả kiểm tra độc lập của chúng tôi chỉ ra, các trường hợp bị bỏng và găy xương này không... tự nhiên. Những vết bỏng khá nông, có khả năng lành nhanh, không để lại sẹo. Trong khi đó, các trường hợp bị găy xương cũng không nghiêm trọng, không có nhân chứng sự việc”, đại diện doanh nghiệp này nói.
Công an vào cuộc điều tra
Liên quan đến các hành vi trục lợi bảo hiểm, vừa qua, cơ quan Công an đă phát hiện việc sử dụng tài liệu giả găy xương và đă khởi tố 2 khách hàng trục lợi của một công ty bảo hiểm.
Một trong hai khách hàng này là bà Q., người từng có hợp đồng bảo hiểm bị mất hiệu lực từ tháng 8/2023. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, bà Q. khôi phục hợp đồng và mua thêm hợp đồng bảo hiểm mới với quyền lợi tai nạn có mệnh giá lớn. Đầu năm 2019, bà này từng có ư định tự tử.
Người c̣n lại bị khởi tố là khách hàng H., cũng bị bỏng. H. được một người phụ nữ tên T. hướng dẫn làm thủ tục bồi thường. Doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện bà T. từng bị nhân viên công ty bảo hiểm phát hiện dẫn dắt, tráo người trong 1 vụ găy xương giả ở Hà Nội trước đó.
Cuối năm 2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cũng khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 16 đối tượng về các tội “Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV), tùy vào từng sản phẩm bảo hiểm và nguyên tắc giải quyết quyền lợi của từng công ty bảo hiểm mà các đối tượng lập hồ sơ y tế với các nhóm bệnh khác nhau, phổ biến là: Nhóm bệnh có tỷ lệ chi trả quyền lợi cao như bỏng (Yên Bái, Thái Nguyên), găy xương (Nghệ An), trích/dẫn lưu áp xe (Hà Nội, Thái Nguyên); nội soi thanh quản/dạ dày (Cà Mau, Hà Nội); nhóm bệnh thông thường điều trị nội trú dài ngày như ngộ độc, viêm ruột, đau/loét dạ dày (Thanh Hóa, Phú Thọ)...
Hành vi gian lận bảo hiểm đă bị h́nh sự hóa trong Bộ Luật H́nh sự 2015. Hiện tại, có ba h́nh thức chế tài chính đối với hành vi gian lận trong bảo hiểm:
Chế tài dân sự: Nếu bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật để giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy hợp đồng và không bồi thường. Nếu hợp đồng bị lừa dối, hợp đồng sẽ vô hiệu và các bên phải hoàn trả những ǵ đă nhận.
Chế tài xử lư vi phạm hành chính: Các hành vi gian lận trong bảo hiểm có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 98/2013/NĐ-CP. Mức phạt có thể lên đến 100 triệu đồng nếu hành vi gian lận không đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm h́nh sự.
Chế tài h́nh sự: Theo Bộ Luật H́nh sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), hành vi trục lợi bảo hiểm có thể bị truy cứu trách nhiệm h́nh sự về tội “Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm” hoặc “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Mức h́nh phạt cao nhất có thể lên đến 7 năm tù, nếu vi phạm ở mức độ nghiêm trọng, có thể bị phạt tù chung thân, cùng với phạt tiền và các h́nh thức xử lư khác.