
Đám cưới của con gái út bà chủ trung tâm Thuư Nga Paris by night mới diễn ra ngày 17/6/2024 tại Anh quốc. "Con rể" là một người phụ nữ Anh. Bà chủ Thuư Nga Tô Ngọc Thuỷ từng rất buồn khi biết con gái ḿnh yêu người đồng giới. Nhưng được chồng và người thân động viên bà cũng đă vượt qua.
Bà Thuỷ chia sẻ lúc sinh ra 4 người con:
Năm 1992 đứa con đầu lòng Kevin ra đời. Còn nhớ Kevin lúc nhỏ cứ bị bệnh cảm lạnh và sổ mũi hoài vì căn nhà mướn tại Midway City phải để máy lạnh chạy hầu như 24/24 để 200 đầu máy thu băng VHS Paris By Night khỏi bị nóng (overheat)...
Kevin, Celina, Dustin, Nathalie lần lượt chào đời tại căn nhà ngổn ngang này với những bìa băng, máy thu băng vhs, cassettes tapes, đơn đặt hàng, thùng gửi hàng pha lẫn những đồ chơi của 4 đứa nhỏ...
Thủy luôn tự nhủ mỗi ngày rằng mình quá hạnh phúc và may mắn gặp được một người Chồng, người Cha mà giá trị Đạo Đức và Tình Thương dành cho Gia Đình là trên hết.


Nathalie Huỳnh Linh Thảo con gái út của Thi & Thủy ẩn tuổi ông Ngoại, cùng tuổi Đinh Sửu (1937 & 1997)

Con gái và "con rể" Laura được biết là quen nhau cách đây 5 năm tại Thượng Hải, họ cũng đă có chuyến du lịch Việt Nam vào 2019.

Sau này cặp đôi đă quay trở lại Mỹ mở tiệm bánh từ hậu dịch Covid-19.

Richmond, Vương quốc Anh 🇬🇧

Giữa tháng 6/2024 bà Thuỷ và chồng đă sang Anh để dự đám cưới của con gái.
Hôn nhân cùng giới đă được công nhận và thực hiện ở Anh và xứ Wales từ tháng 3 năm 2014, tại Scotland từ tháng 12 năm 2014 và ở Bắc Ireland kể từ tháng 1 năm 2020.
Với người đồng tính, vượt qua mọi trở ngại từ gia đ́nh, xă hội để đến được với nhau đă là một kỳ tích. Họ t́m được hạnh phúc khi được sống đúng với con người thật của ḿnh, không phải sống bằng vỏ bọc giả tạo. Thế nhưng t́nh cảm đó luôn phải song hoành cũng nước mắt và những lo âu.
Đồng tính không phải là bệnh, v́ thế không thể chữa và cũng không cần phải chữa. Đây cũng không phải là tệ nạn, đua đ̣i hay liên quan đến vấn đề đạo đức như nhiều người trong xă hội quan niệm. Năm 1973 ở Hoa Kỳ và năm 1990, tổ chức Y tế thế giới loại bỏ đồng tính ra khỏi danh sách bệnh tâm thần.
T́nh yêu đồng giới nữ ngày nay đang dần được xă hội đón nhận, đặc biệt là trong giới trẻ với tư duy hiện đại và cởi mở. Những người thuộc giới tính thứ ba, giống như bất kỳ ai khác, cũng có quyền yêu và được yêu, thể hiện cảm xúc và mối quan hệ của họ mà không sợ bị phán xét hay kỳ thị.
Theo bác sĩ Johnny Chen, nhiều phụ nữ đồng tính có xu hướng thể hiện sự gọn gàng và sạch sẽ hơn trong cuộc sống hàng ngày. Điều này thể hiện rơ trong không gian sống của họ, với các căn pḥng luôn được sắp xếp và bày trí một cách tinh tế, tạo nên không gian xinh xắn và mang nét nữ tính riêng biệt. Sự chăm chút này mang lại một môi trường sống thoải mái và hài ḥa.
Trong mối quan hệ đồng giới nữ, sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau thường cao hơn do cùng chia sẻ nhận thức về bản thân là phụ nữ. Họ hiểu những khó khăn mà phụ nữ có thể gặp phải và thường quan tâm, chia sẻ với nhau một cách đồng cảm, giảm thiểu rủi ro của bạo lực và tăng cường mối quan hệ b́nh đẳng, an toàn.
Một lợi ích quan trọng khác trong t́nh yêu đồng giới nữ là không phải lo lắng về việc sinh con. Điều này mang lại sự tự do và linh hoạt trong việc quyết định về cuộc sống và tương lai, giúp cặp đôi tập trung vào mối quan hệ và các kế hoạch phát triển cá nhân hoặc cùng nhau mà không lo lắng về áp lực sinh đẻ.
Châu Âu tiên phong trong hôn nhân đồng tính
Vào ngày 1/10/1989, lần đầu tiên trên thế giới, một số cặp đôi đồng tính nam ở Đan Mạch đă tiến hành kết hôn dân sự.
Hà Lan lần đầu tiên cho phép hôn nhân đồng tính, trao nhiều quyền hơn cho người đồng tính vào tháng 4/2001.
Kể từ đó, 16 quốc gia châu Âu khác đă chấp nhận hôn nhân đồng tính gồm Áo, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Iceland, Ireland, Luxembourg, Malta, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển và gần đây nhất là Thụy Sĩ.
Các quốc gia châu Âu khác chỉ cho phép các quan hệ đối tác dân sự yếu hơn đối với cộng đồng LGBT. Croatia, Cyprus, Cộng ḥa Czech, Estonia, Hy Lạp, Hungaria, Italy và Slovenia đă từ chối công nhận hôn nhân đồng tính trong một cuộc trưng cầu dân ư vào năm 2015.
Sau đó, Chính phủ Cộng ḥa Czech đă ủng hộ dự thảo luật trên, đưa nước này trở thành thành viên tiêp theo của Liên minh châu Âu hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
Ở Romania, một cuộc trưng cầu dân ư nhằm đưa lệnh cấm kết hôn đồng tính vào hiến pháp đă thất bại vào năm 2018 v́ tỷ lệ cử tri đi bầu thấp.
Tiến bộ ở châu Mỹ
Canada là quốc gia châu Mỹ đầu tiên cho phép hôn nhân đồng giới vào năm 2005.
Vào năm 2015, Ṭa án Tối cao Mỹ đă hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trên toàn quốc vào thời điểm loại h́nh kết hôn này bị cấm ở 14 trong 50 bang ở Mỹ.
Tuy nhiên, cuộc hôn nhân đồng tính đầu tiên của Mỹ đă thực sự diễn ra vào năm 1971, khi một cặp vợ chồng ở Minnesota xin được giấy phép kết hôn nhờ một lỗ hổng pháp lư. Cuộc hôn nhân đồng giới đầu tiên tại Mỹ được chính thức công nhận vào tháng 3/2019, sau cuộc chiến pháp lư kéo dài 5 thập kỷ.
Ở Mỹ Latin, sáu quốc gia cho phép hôn nhân đồng giới là Argentina, Brazil, Colombia, Ecuador, Uruguay và Costa Rica đă kư thành luật vào năm 2020.
Thủ đô liên bang của Mexico đă cho phép các cuộc hôn nhân đồng tính vào năm 2009. Một nửa trong số 32 bang ở nước này đă chấp thuận công nhận hôn nhân đồng tính.
Chile đă hợp pháp hóa các hôn nhân dân sự đồng tính vào năm 2015, và Quốc hội của nước này vào ngày 7/12/2021 đă chính thức thông qua dự luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính đầy đủ.
Vào năm 2021, một dự thảo về bộ luật gia đ́nh mới ở Cuba đă mở ra cánh cửa cho hôn nhân đồng giới, nhưng điều này sẽ được đưa vào một cuộc trưng cầu dân ư.
Đài Loan (Trung Quốc) - vùng lănh thổ đầu tiên ở châu Á công nhận hôn nhân đồng giới
Vào tháng 5/2019, Đài Loan (Trung Quốc) đă trở thành vùng lănh thổ đầu tiên ở khu vực châu Á cho phép hôn nhân đồng tính.
Tại Nhật Bản, một ṭa án ở miền Bắc Sapporo đă ra phán quyết vào năm 2021 rằng, việc nước này không công nhận hôn nhân đồng giới là vi hiến trong một phán quyết đầu tiên mang tính bước ngoặt về vấn đề này.
Australia (năm 2017) và New Zealand (năm 2013) là những nơi duy nhất trong khu vực châu Á - Thái B́nh Dương rộng lớn hơn đă thông qua luật hôn nhân đồng tính.
Tại Trung Đông, nơi đồng tính bị đàn áp, Israel dẫn đầu về quyền của người đồng tính, công nhận hôn nhân đồng giới vốn bị cấm ở những nơi khác.
Một số quốc gia ở khu vực Trung Đông thậm chí vẫn áp dụng án tử h́nh đối với người đồng tính luyến ái, bao gồm Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất.
Châu Phi: Chỉ có một quốc gia cho phép người đồng tính kết hôn hợp pháp
Nam Phi là quốc gia duy nhất ở châu Phi cho phép hôn nhân đồng tính, được hợp pháp hóa vào năm 2006.
Khoảng 30 quốc gia châu Phi cấm quan hệ đồng tính, trong đó Mauritania, Somalia và Sudan áp dụng án tử h́nh nếu quan hệ đồng giới.