Thoát khỏi chiến tranh, Matthew Keenan nghĩ ḿnh sẽ không bao giờ trở lại Việt Nam cho đến khi phát hiện mắc ung thư do chất độc da cam.
Đó là giữa năm 2014, 42 năm sau khi Matthew Keenan rời khỏi Đà Nẵng. Cầm kết quả sinh thiết và ngồi rất lâu ở băng ghế Bệnh viện New York (Mỹ), ông nhận ra ḿnh cũng như nhiều bạn bè là cựu binh, đều mắc ung thư.
Trong đêm, Matthew (thường gọi là Matt) t́m kiếm tất cả thông tin về dioxin. H́nh ảnh tài liệu dẫn ông trở lại kư ức ở Việt Nam bốn thập kỷ trước.
Năm 1971, Matt được điều đến miền Nam Việt Nam, làm việc trong bộ phận xử lư và hỗ trợ binh sĩ Mỹ. Ông phụ trách báo cáo số lượng thương vong và tư vấn giúp binh sĩ cai nghiện ma túy trước khi hồi hương.
Công việc khiến ông chứng kiến nhiều cái chết và những lần suưt chết. Tại Đà Nẵng, ông ở căn cứ trên đồi cao, nơi thấy trực thăng bay ngang tầm và nghe tiếng những chiếc tiêm kích Phantom F 4 gầm rú, cả ngày lẫn đêm.
Ông sống cùng với binh sĩ bị quản thúc v́ bị cáo buộc giết hại dân thường. Nhiều đêm, họ say xỉn, la hét và đập phá, khiến ông không thể ngủ. "Mỗi ngày, tôi đếm ngược và đánh dấu trên cuốn lịch mong được trở về", ông nhớ lại.
H́nh ảnh cuối cùng trong đầu Matt là ngày 7/5/1972, khi ngồi ở căn cứ không quân Đà Nẵng để đến Sài G̣n làm thủ tục xuất ngũ. Một chiếc máy bay hạ cánh và hàng trăm phụ nữ ôm trẻ em đổ ra. Tất cả đều không hành lư, giày dép, bởi vừa thoát khỏi cuộc giao tranh ở Quảng Trị và Huế.
"Tôi buộc phải rời đi trong cảm giác tội lỗi trĩu nặng v́ những ǵ người Mỹ đă gây ra cho mảnh đất này", ông nói.
Ba ngày sau, Matt về đến New York. Mẹ ông đón con bằng thông điệp dán trên cánh cửa "Love, peace and happiness" (t́nh yêu, ḥa b́nh và hạnh phúc).
Nhưng ông biết ḿnh không thể trở lại cuộc sống cũ. "Tôi cố gắng phủ nhận và ḱm nén sang chấn tâm lư nhưng theo thời gian, kư ức bắt đầu trỗi dậy như bọt ga khi mở một lon nước ngọt", ông kể.
Cuộc chiến ở Việt Nam để lại những ám ảnh kinh hoàng. Matt rất sợ những nơi gắn quạt trần bởi tiếng vù vù làm ông đến những chuyến trực thăng ở Đà Nẵng. Matt sợ tiếng động lớn từ phía sau và trong những giấc mơ, ông vẫn thấy ḿnh đang trong lễ tang quân đội. Những lần ông thực hiện nghi thức bắn 31 phát súng chào, thổi kèn truy điệu và trao lá cờ được gấp gọn cho người vợ góa.
Cuối cùng, ông được bác sĩ chẩn đoán mắc chứng rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) - căn bệnh được người Mỹ gọi là "hội chứng Việt Nam". Ông mô tả nỗi đau không nằm ở một khoảnh khắc cụ thể mà là sự cộng dồn của tiếng máy bay phản lực, trực thăng, tên lửa, những báo cáo thương vong, con số tử trận và cảm giác lạc lơng.
Năm 2012, Matt về hưu. Hai năm sau ông phát hiện mắc ung thư. "Tôi sốc khi phát hiện nhiều thế hệ người Việt cũng nhiễm chất da cam", ông nói. "Việt Nam chưa từng là nơi tôi muốn quay lại, kể cả cho một kỳ nghỉ, nhưng chuyện này lại thôi thúc tôi".
Vài ngày sau, ông viết email gửi đến Làng Hữu Nghị Việt Nam và tổ chức Cựu binh v́ ḥa b́nh (Veterans for Peace), bày tỏ mong muốn được đến Việt Nam.
Giữa năm 2015, Matt đến Hà Nội, dù nhiều bạn bè cho rằng đó là quyết định khó hiểu với một cựu binh Mỹ. Ông canh cánh nỗi lo v́ không biết người Việt sẽ đối xử với ḿnh thế nào.
Nhưng Việt Nam đă khác với những ǵ Matt tưởng tượng.
Ông lưu trú tại Peace House, quận Tây Hồ, Hà Nội nơi dành cho t́nh nguyện viên, chủ yếu là giáo viên tiếng Anh. Người Việt nh́n "ông Tây" mắt xanh, tóc trắng một cách thích thú và chủ động tṛ chuyện.
Bốn ngày sau, Matt trở lại Đà Nẵng, t́m đến một trung tâm bảo trợ trẻ em nhiễm chất da cam. Những đứa trẻ tay chân cong, cố ḅ ra và ôm lấy ông và cười ngặt nghẽo. Ông cùng chúng vẽ tranh, xâu cườm và chơi bóng rổ. Khoảnh khắc đó đă biến chuyến đi Việt Nam mà Matt tưởng là duy nhất, thành nhiều lần.
Ba tháng sau, ông quay lại làm t́nh nguyện cho Hội Nạn nhân chất độc da cam (DAVA). Cũng tại đây, ông gặp Phương - cậu bé nhiễm chất da cam, nghỉ học từ lớp 2 và lang thang sống bằng nghề bơm gas, sửa điện, đồng hồ. Matt cao gấp đôi Phương nhưng nhận ra, họ cùng mang một loại hóa chất.
"Căn bệnh của tôi ẩn bên trong nhưng Phương th́ biểu lộ ra bên ngoài, cuộc đời của cậu bé chật vật nhưng chưa từng bỏ cuộc", ông nói. "Cậu bé cho tôi nguồn động lực tinh thần".
Hàng ngày, Matt lái xe 20 km đến các cơ sở của DAVA giúp trẻ em học tiếng Anh, làm thủ công, tập thể thao và vui chơi. Cứ bốn tháng một lần, ông trở về New York để điều trị ung thư.
"Càng gần gũi chúng, tôi cảm thấy như được chữa lành", ông nói. Matt thấy ḿnh không c̣n là người đàn ông U80 nữa. Ông sẵn sàng làm những điều ngớ ngẩn để chúng cười. Ông dùng lương hưu mua bánh, sữa và xe đạp cho các em.
Giữa năm 2018, khi thấy các em chen chúc đi học trên chiếc xe tải nhỏ, ông thực hiện video cho dự án Safe Bus for Kids kêu gọi thành công tài trợ xe buưt 29 chỗ, sau đó tiếp tục vận động tài trợ cho sân bóng rổ, bàn ghế, xích đu.
Giáng sinh năm 2019, Matthew nghĩ đă đến lúc ḿnh cần dừng việc đi lại giữa Mỹ và Việt Nam "như quả bóng bàn". Ông bán hết tài sản ở New York, chuyển hẳn đến quận Sơn Trà, Đà Nẵng. Mọi thứ diễn ra chỉ vài tuần, ngay trước dịch Covid-19.
Năm 2020, ông kết hôn lần nữa với bà Yến Lan (tên thường gọi Lana). Họ đồng hành cùng nhau trong các chuyến thiện nguyện v́ trẻ em nhiễm da cam.Ông dành nhiều thời gian đi du lịch Việt Nam, trong đó có chuyến thăm Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị năm 2018. T́nh cờ, ông gặp gỡ các cựu chiến binh Việt Nam tại đây. Họ thắp hương và đặt hoa trên các ngôi mộ để bày tỏ sự tri ân đối với những người đă hy sinh.
Matthew ngồi trên ghế đá, tṛ chuyện về cuộc chiến hơn 40 năm trước với một cựu binh Việt Nam. Họ bắt tay nhau trước khi rời đi.
"Chiến tranh đă đi qua rất lâu và vết thương đang được liền lại", ông nói.
|
|