Việc nghiên cứu vũ khí của Mỹ có thể giúp Nga tái tạo hoặc đánh bại các hệ thống đó? Và Matxcơva thực sự đă có một cơ hội chăng?
Theo National Interest, Matxcơva đă đạt được thành công lớn khi bắt tay vào việc nghiên cứu công nghệ quân sự cao cấp của Mỹ.
Nga cho hay nước này đă thu được tên lửa hành tŕnh Tomahawk của Mỹ khi vũ khí này được phóng ở Syria nhưng không phát nổ. Các quan chức Nga cho biết việc kiểm tra hai quả Tomahawk chưa nổ do người Syria trục vớt và chuyển giao cho Moscow, sẽ cho phép Nga phát triển thiết bị gây nhiễu mới.
“Có tên lửa này trong tay, chúng tôi có thể hiểu rơ ràng vũ khí có những kênh liên lạc, thông tin và điều khiển, dẫn đường cũng như tầm phát hiện nó. . . . Và khi biết tất cả các thông số này, chúng tôi sẽ có thể đối phó hiệu quả hơn với các tên lửa hành tŕnh này ở tất cả các giai đoạn triển khai chiến đấu của chúng”, Vladimir Mikheev, cố vấn của Phó tổng giám đốc thứ nhất tập đoàn điện tử KRET thuộc sở hữu nhà nước Nga cho biết.
Các chuyên gia Nga khác nói rằng Tomahawks sẽ mang lại những bí mật về hệ thống dẫn đường tên lửa mới nhất (có người c̣n gọi nó là “sách giáo khoa về khoa học vật liệu, sách giáo khoa về công nghệ rơi từ bầu trời”). Xuất hiện một video tiếng Nga, được cho là nói về các mảnh vỡ của Tomahawk, mặc dù rất khó để xác định nơi t́m thấy mảnh vỡ.
Hơn ai hết, Nga hiểu có bao nhiêu tên lửa mà hệ thống pḥng không của nước này đă bắn hạ (Nga tuyên bố nhiều tên lửa trong khi Lầu Năm Góc tuyên bố không có). Ngoài việc bắn rơi một chiếc F-16, các tên lửa pḥng không do Nga sản xuất của Syria đă chứng tỏ không hiệu quả trong việc chống lại các cuộc không kích lặp đi lặp lại của Israel.
Khả năng lớn Nga đă thu hồi một số tên lửa Tomahawk. Trong số 59 tên lửa được phóng vào Syria hồi tháng 4, có thể một hoặc hai tên lửa không phát nổ và đă được thu hồi. Vũ khí có độ nổ cao đôi khi cũng rơi vào trạng thái không phát nổ.
Phiên bản Block IV mới nhất của Tomahawk không phải là Tomahawk những năm 1980 của Ronald Reagan hay Chiến dịch Băo táp sa mạc. Block IV gần như là một máy bay không người lái, có khả năng lảng vảng gần mục tiêu và gửi lại h́nh ảnh cho bộ điều khiển mặt đất trước khi được chỉ huy lao vào mục tiêu. Vũ khí này cũng có khả năng chuyển hướng khi đang bay. Sau 35 năm, hệ thống định vị và đầu đạn đương nhiên sẽ được nâng cấp.
Nhưng vũ khí này vẫn là một tên lửa hành tŕnh cận âm thời Chiến tranh Lạnh cổ điển, cồng kềnh khi đặt so sánh với các loại vũ khí siêu thanh đang được phát triển ngày nay.
Một câu hỏi đặt ra, Nga, quốc gia sở hữu một loạt tên lửa chiến thuật ấn tượng chẳng lẽ lại có thể học hỏi được điều ǵ từ Tomahawk?
Nếu đó chỉ là vấn đề gây nhiễu Tomahawk, th́ Mỹ sẽ sửa đổi hệ thống của tên lửa để chống đỡ cho việc gây nhiễu đó. Đó là tṛ chơi cũ của chiến tranh điện tử. Bất cứ khi nào hệ thống liên lạc và radar bị gây nhiễu th́ chúng sẽ được nâng cấp với thiết bị chống nhiễu mới tức th́. Và tṛ chơi này c̣n tiếp tục.
VietBF @ Sưu tầm