Ông Kurt Campbell, điều phối viên về các vấn đề Ấn Độ - Thái B́nh Dương của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, tuyên bố chính những chính sách "cứng rắn" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh là nguyên nhân khiến Mỹ thay đổi.

Ông Kurt Campbell được xem là kiến trúc sư chính sách "xoay trục sang châu Á" dưới thời Tổng thống Barack Obama - Ảnh: AFP
"Thời kỳ mà nhiều người hay gọi là 'tiếp xúc với Trung Quốc' đă kết thúc", ông Campbell tuyên bố trong một bài phát biểu tại Đại học Stanford ngày 26-5 (giờ địa phương). Theo ông Campbell, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ vận hành theo "một loạt các tham số chiến lược mới", nhấn mạnh "cạnh tranh sẽ thống trị" chương tŕnh nghị sự.
Quan chức thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ khẳng định chính những chính sách của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh là nguyên nhân khiến Mỹ thay đổi.
Ông chỉ ra các cuộc đụng độ quân sự ở biên giới Trung - Ấn, chiến dịch gây sức ép kinh tế chống lại Úc và sự trỗi dậy của chính sách ngoại giao "chiến lang" của Trung Quốc, theo Hăng tin Bloomberg.
Theo ông Campbell, những hành vi của Bắc Kinh cho thấy Trung Quốc đang chuyển hướng sang "quyền lực cứng", báo hiệu một Bắc Kinh đang "quyết tâm đóng vai tṛ quyết đoán hơn" trong các vấn đề thế giới.
Những b́nh luận thẳng thừng của ông Campbell được đưa không lâu sau khi Tổng thống Biden ra lệnh cho cộng đồng t́nh báo Mỹ nỗ lực gấp đôi để xác định nguồn gốc COVID-19. Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ đă ngay lập tức phản ứng và cho rằng có động cơ chính trị đằng sau sự việc.
Trên thực tế, nguồn gốc COVID-19 chỉ là một phần trong bức tranh lớn về những căng thẳng hiện hữu giữa Mỹ và Trung Quốc.
Mỹ đă đối đầu với Trung Quốc v́ các yêu sách vô lư mà Bắc Kinh đưa ra trên Biển Đông, t́nh trạng vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, gây sức ép lên Đài Loan và "can dự" vào vấn đề Hong Kong.
Chính quyền Biden đă từng tuyên bố rằng Mỹ sẽ t́m kiếm khả năng hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm. Tuy nhiên theo giới quan sát, những hợp tác này không đủ mạnh để phá tan "băng giá" trong quan hệ song phương.
Đối mặt với Trung Quốc ngày càng quyết đoán, ông Campbell khẳng định các đồng minh sẽ là trọng tâm trong các nỗ lực của Mỹ nhằm đẩy lùi Bắc Kinh trong những năm tới.
Mỹ đă cố gắng nâng tầm quan trọng của nhóm Tứ giác kim cương (QUAD) gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ. Để làm được điều đó, Washington sẽ cần phải xua tan lo ngại về sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á và đưa ra "tầm nh́n kinh tế tích cực" cho khu vực.
"Chúng tôi thực sự đang chuyển trọng tâm chiến lược, lợi ích kinh tế, quân sự sang Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương", ông Campbell khẳng định.
Quan chức này tiết lộ Mỹ đang t́m cách tổ chức một cuộc họp trực tiếp với các đối tác của ḿnh, bao gồm cả nhóm Tứ giác kim cương vào nửa cuối năm nay. Trọng tâm của cuộc gặp sẽ bàn về hợp tác cơ sở hạ tầng, theo Hăng tin Reuters.