Ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực Trung Á sẽ tạo ra những xung đột lợi ích với Nga và có thể dẫn đến nhiều vấn đề lớn trong thời gian tới.
Chia sẻ trên tờ Express.co.uk, ông Zhouchen Mao - nhà phân tích t́nh h́nh Châu Á - Thái B́nh Dương của AKE International (một tổ chức tư vấn rủi ro và an ninh toàn cầu), đồng thời cũng là chuyên gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Đại học SOAS London đă lư giải tại sao Trung Á, một địa bàn trọng điểm của Bắc Kinh nhưng sẽ trở thành cuộc cạnh tranh “không đội trời chung” trong quan hệ với Nga.
Nằm kẹp giữa hai cường quốc, khu vực Trung Á rất giàu tài nguyên như khí đốt tự nhiên và có nhiều mỏ khoáng sản phong phú. Tuy nhiên, ông Mao cảnh báo rằng khu vực này nằm ở ngă tư tham vọng toàn cầu của cả hai quốc gia.
“Trong chính sách quan hệ với láng giềng, Trung Á có lẽ được Bắc Kinh coi là một trong những ưu tiên hàng đầu”, Ông Mao lư giải.
“Sáng kiến Vành đai và Con đường là một ví dụ tuyệt vời về cách Trung Quốc đă sử dụng cái gọi là các sáng kiến cơ sở hạ tầng để đưa các quốc gia Trung Á đến gần quỹ đạo của ḿnh hơn”.
Thế nhưng, chuyên gia này cũng cảnh báo, điều đó “có thể gây ra một số xích mích giữa Nga và Trung Quốc”.

“Ṿi bạch tuộc” ảnh hưởng của Trung Quốc xâm nhập Trung Á thông qua hoạt động buôn bán ô tô sang các nước như Uzbekistan. Ảnh: Express
Ông Mao giải thích, điều này là do Trung Á từ lâu đă được Nga coi là “sân sau của chính ḿnh” do di sản từ thời Liên Xô khi những khu vực rộng lớn này nằm vững chắc đằng sau “Bức màn Sắt” trong nhiều thập kỷ.
Theo ông Mao, ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng ở khu vực sẽ tạo ra xích mích giữa hai quốc gia và có thể dẫn đến những vấn đề lớn trong những năm tới.
Vị chuyên gia Trung Quốc nhấn mạnh: “Bất chấp mối quan hệ ngày càng thân thiết hơn giữa Nga và Trung Quốc, hai nước vẫn có những sự bất tin tưởng và ngờ vực sâu sắc lẫn nhau”.
Chuyên gia này nói thêm: “Điều quan trọng nhất, mặc dù người Nga thừa nhận Trung Quốc là một thị trường xuất khẩu dầu mỏ và khí tài quân sự khổng lồ nhưng Moscow không muốn đứng ở vị trí thứ hai sau Bắc Kinh. Trong Chiến tranh Lạnh, Moscow luôn được coi là người anh lớn hơn nhưng vai tṛ đó hiện nay đă phần nào thay đổi những năm gần đây”.
Ông Mao kết luận: “V́ vậy, rơ ràng là có sự bất b́nh từ phía Moscow về vai tṛ của họ trong mối quan hệ với Trung Quốc”.
Từ năm 1918 đến năm 1991, các quốc gia Trung Á như Kazakhstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Tajikistan và Kyrgyzstan vẫn nằm dưới sự ảnh hưởng của Liên Xô.
Khu vực này giàu dầu khí cũng như vàng, uranium, quặng sắt và các kim loại quư hiếm khác. Đây là những yếu tố rất hấp dẫn Trung Quốc.
VietBF @ Sưu tầm