Giới sưu tầm đồ cổ và những người đam mê đá quư đang xôn xao trước thông tin Việt Nam sở hữu trữ lượng gỗ hóa ngọc vô cùng quư hiếm, có giá trị lên tới hơn 600 tỷ đồng.
Loại gỗ đặc biệt này h́nh thành qua hàng triệu năm dưới sự tác động khắc nghiệt của thiên nhiên, được xem là một báu vật vô giá, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của giới thượng lưu.

Gỗ hóa ngọc là ǵ? Đây chính là thành quả của một quá tŕnh biến đổi địa chất kỳ diệu, bắt đầu từ những thân cây cổ thụ bị chôn vùi dưới lớp nham thạch nóng chảy sau các đợt phun trào núi lửa dữ dội. Trải qua hàng triệu năm, các khoáng vật như thạch anh, opal, canxedon từ nham thạch thấm sâu vào từng mao mạch gỗ, dần thay thế cấu trúc cellulose ban đầu. Cơ chế này tương tự như quá tŕnh hóa thạch của xương động vật, biến gỗ thành đá, tạo nên gỗ hóa ngọc với vẻ đẹp lộng lẫy và độc nhất vô nhị.
Gỗ hóa ngọc thường có niên đại từ kỷ Trias và Jura, tức khoảng 100 đến 250 triệu năm trước. Màu sắc của loại gỗ này vô cùng đa dạng, từ các tông xám, nâu phổ biến đến những sắc đỏ, cam, vàng, đen, và đặc biệt là màu xanh ngọc bích cực kỳ hiếm gặp. Theo quan niệm phương Tây, quá tŕnh thạch anh hóa không chỉ giúp khúc gỗ mục nát trở thành đá quư mà c̣n mang lại trường năng lượng bền vững, tượng trưng cho sự trường thọ và vĩnh cửu.
Dù gỗ hóa ngọc xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới, nhưng Việt Nam là một trong số ít quốc gia may mắn sở hữu loại báu vật này. Những khu vực như Lan Sơn, Tây Nguyên, Phú Yên… được ghi nhận là nơi phát hiện ra gỗ hóa ngọc, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với giới sưu tầm.
Việc t́m kiếm và khai thác gỗ hóa ngọc không hề đơn giản. Chúng thường nằm sâu dưới ḷng đất, được bao bọc bởi những khối đá lớn, thậm chí bị vùi lấp trong cả một ngọn núi. Quá tŕnh h́nh thành loại gỗ này đ̣i hỏi hàng triệu năm cùng điều kiện địa chất đặc biệt, khiến việc t́m thấy một khối gỗ hóa ngọc nguyên vẹn trở thành thách thức lớn.
Giá trị của gỗ hóa ngọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kích thước, màu sắc và độ tinh xảo của sản phẩm được chế tác. Một minh chứng rơ nét về giá trị khổng lồ của loại gỗ này chính là câu chuyện của một lăo nông Trung Quốc, người đă đào được một cây gỗ hóa ngọc có chiều dài lên tới 30,5 mét và chu vi 6 mét. Sau khi được các chuyên gia kiểm định, khối gỗ này được định giá hơn 600 tỷ đồng Việt Nam và hiện đang được trưng bày tại một bảo tàng địa phương.
VietBF@sưu tập