Đức, có lẽ hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở châu Âu, cảm thấy “bơ vơ” trước chính sách mới của đồng minh thân cận nhất. Nhưng chính là khi đó, họ bắt đầu phản ứng.Theo tờ New York Times, nước Mỹ đă có công lớn tạo dựng nền dân chủ và hiến pháp của Đức. Washington đă ủng hộ việc thống nhất nước Đức khi Pháp và Anh c̣n nghi ngờ. Nước này hiện có khoảng 35.000 quân đồn trú ở Đức, có nhiệm vụ bảo vệ châu Âu. Nhưng chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Trump đang trở nên xa cách với châu Âu và coi NATO là gánh nặng.
Đức, có lẽ hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở châu Âu, cảm thấy “bơ vơ” trước chính sách mới của đồng minh thân cận nhất. Nhưng chính là khi đó, họ bắt đầu phản ứng, trong bối cảnh tự vấn sâu sắc và đặt câu hỏi về tương lai, của chính họ và châu Âu.Dấu hiệu lớn nhất cho thấy cú sốc đang nhường chỗ cho hành động đă xuất hiện trong tuần qua, khi Quốc hội Đức thảo luận về kế hoạch cải cách quy định nợ công, nhằm miễn trừ chi tiêu quốc pḥng khỏi quy định "phanh nợ" được ghi trong Hiến pháp. Ngoài ra, kế hoạch c̣n đề xuất tạo ra một quỹ đặc biệt trị giá 500 tỷ euro (tương đương 545 tỷ USD) để đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Đó là một bước đột phá, xét đến những điều cấm kỵ về chủ nghĩa quân phiệt của Đức. Tuy nhiên, đây là bước đi mà người Đức và những người châu Âu khác biết rằng họ phải thực hiện để thích nghi với t́nh h́nh mới.
Joschka Fischer, cựu Ngoại trưởng Đức, từng là một nhà hoạt động cánh tả cấp tiến trong những năm trẻ và hiện là một trụ cột của đảng Xanh, nói: "Tôi luôn có một mối quan hệ phức tạp với nước Mỹ – không hề hoàn hảo, nhưng Mỹ luôn là ngọn hải đăng sáng chói trên đỉnh đồi”. "Nhưng bây giờ”, ông nói, "chúng ta không chỉ mất đi cường quốc từng bảo vệ ḿnh, mà c̣n đánh mất cả ngôi sao dẫn đường trên bầu trời”.
Ông cho biết châu Âu phải tái vũ trang để đối phó. Theo ông, giới lănh đạo Đức cần làm điều đó, mặc dù nhiều người trên lục địa vẫn khăng khăng rằng người châu Âu phải "tiếp tục duy tŕ liên minh chặt chẽ của chúng ta với Mỹ, đồng thời trở nên mạnh mẽ nhất có thể để ngăn chặn các mối đe dọa”.
Ông, giống như nhiều người khác, nhận thấy một giai đoạn dễ bị tổn thương trước khi châu Âu có thể tự bảo vệ ḿnh tốt hơn.Đối với Norbert Röttgen, một nghị sĩ của đảng Dân chủ Thiên chúa giáo trung hữu, sự rạn nứt với Washington đă rất sâu sắc, với những hậu quả vừa cấp bách vừa sâu rộng. Ông lưu ư rằng "đây là hồi kết của trật tự ḥa b́nh châu Âu".
"Chúng tôi đă đi đến kết luận rằng chúng tôi phải tự ḿnh đảm bảo an ninh châu Âu", ông Röttgen nói, "và đây là trường hợp khẩn cấp, v́ chúng ta đang có chiến tranh ở châu Âu".
Người châu Âu đang ở các giai đoạn thích nghi khác nhau với nỗi sợ mất đi đồng minh Mỹ của họ. Thomas Bagger, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Đức cho biết "Cú sốc ban đầu đă nhường chỗ cho cảm giác phải hành động".
“Đó là cảm giác đột ngột như thể chúng ta đơn độc, bị bỏ rơi. Nhưng giờ đây có một chút tự tin hơn”, ông Bagger nói.
Cú sốc hiện tại, lợi ích lâu dài
Cảm giác bị Washington bỏ rơi có lẽ là mạnh mẽ nhất đối với những người Đức lớn lên trong những thập kỷ đầu tiên sau Thế chiến II. “Không có quốc gia nào khác ở châu Âu là sản phẩm chính sách khai sáng của Mỹ sau chiến tranh như Đức”, ông Bagger cho biết. Sau chiến tranh, Đức đă gia nhập Liên minh châu Âu để xây dựng sự thịnh vượng và vào NATO để đảm bảo an ninh. Cùng với đó, người Đức đă phát triển gần như một niềm tin tôn giáo vào tầm quan trọng của một cộng đồng quốc tế có chung các giá trị và họ nỗ lực để củng cố nó.Đối mặt với một nước Mỹ tuyên bố rằng không có cộng đồng quốc tế mà chỉ có các quốc gia dân tộc cạnh tranh v́ sự thịnh vượng và quyền lực, đó "là một thách thức hiện sinh đối với Đức", ông Bagger nói.
Đồng thời, ông đồng ư với cựu Ngoại trưởng Fischer rằng Đức không nên cắt đứt quan hệ với Washington hoặc làm bất cứ điều ǵ để đẩy nhanh sự rạn nứt. Ông Bagger cho rằng: "Sẽ mất thời gian để thay thế Mỹ trong viện trợ quốc pḥng và phát triển. Chúng tôi vẫn sẽ làm việc v́ điều tốt nhất nhưng không c̣n dựa tương lai của ḿnh vào giả định rằng mọi thứ sẽ diễn ra như trước nữa".
Cú sốc mà Tổng thống Trump tạo ra cũng có thể được coi là có lợi, giúp Đức thoát khỏi sự tự măn lâu dài của ḿnh - ông Wolfgang Ischinger, cựu đại sứ Đức tại cả Mỹ và Anh, lập luận.
"Nếu có cơ hội nào để châu Âu cùng nhau hành động về vấn đề an ninh, th́ đó chính là bây giờ", ông Ischinger nói.
Ông Ischinger cho biết, việc chính phủ Đức sắp nhậm chức sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để hiện đại hóa quân đội Đức là một phản ứng trực tiếp và phù hợp đối với Washington. “Lần đầu tiên sau nhiều tháng, mọi người có thể nói rằng chúng ta đă làm được điều ǵ đó”.
Mối lo thầm lặng
Theo tờ New York Times, mặc dù vậy, vẫn có một nỗi lo lắng thầm lặng hơn về cán cân quyền lực của châu Âu. Jan Techau, một cựu quan chức quốc pḥng Đức và là nhà phân tích tại Eurasia Group, cho biết sự tham gia của Mỹ tại châu Âu là liều thuốc xoa dịu quan trọng đối với nỗi lo lắng về sức mạnh của một nước Đức thống nhất, và những nỗi lo lắng đó có thể quay trở lại.
“Không có cách thực sự nào để thay thế Mỹ, bất chấp tất cả những ǵ châu Âu đang tính toán”, ông nói.
Ông Techau cũng lo ngại về "một cơ hội dễ bị tổn thương" trong bất kỳ quá tŕnh chuyển đổi nào khỏi sự tham gia toàn diện của Mỹ vào an ninh châu Âu.
Tất nhiên, đối với một số người Đức, việc cắt đứt quan hệ với Washington cũng sẽ mang lại cảm giác tự do. Trong cuộc bầu cử liên bang tháng trước, hơn 34 % người Đức đă bỏ phiếu cho các đảng có phản đối Mỹ. Và trong một cuộc thăm ḍ trong tháng này, chỉ có 16% người Đức cho biết họ tin tưởng Mỹ là đồng minh, so với 85% cho Pháp và 78% cho Anh.
Người Đức thích tranh luận và tŕ hoăn các quyết định, nhưng sau đó họ sẽ hành động một cách cẩn trọng- ông J.D. Bindenagel, cựu đại sứ Mỹ tại Đức, hiện giảng dạy tại Đại học Bonn, cho biết.
"Người Đức cảm thấy bị bỏ rơi và phản bội, và họ biết rằng họ yếu về mặt quốc pḥng và không thể bỏ cuộc ngay lập tức", ông tranh nói. "Nhưng khi bạn phá vỡ ḷng tin, thật khó để thiết lập lại. Họ sẽ không quay lại".
|
|