Bị cắt giảm ngân sách, bị đuổi ra khỏi pḥng thí nghiệm và đối mặt với việc bị trục xuất, hàng ngàn khoa học gia, nghiên cứu sinh đang rời khởi nước Mỹ. Liệu rằng, cuộc tháo chạy trí tuệ này có làm đảo ngược vị trí dẫn đầu hệ thống khoa học trên toàn cầu của Washington?
Đại học Georgetown tại Washington D.C. . (Ảnh minh họa).
Theo tờ
Politico (Politico.eu), trong lịch sử nhân loại, các cường quốc đều dày công ra sức xây dựng những
"thánh đường tri thức" để thúc đẩy sự tiến bộ về mọi mặt. Thế nhưng, khi các hoạt động tự do nghiên cứu của các học giả bị đe dọa, một quy luật tất yếu sẽ xảy ra:
Họ sẽ rời bỏ đi.
Trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, Hoa Kỳ luôn nổi lên như một
"miền đất hứa" cho giới trí thức trên toàn cầu. Bất chấp những sự khác biệt c̣n tồn tại, quốc gia này đă thành công khi thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới nhờ môi trường nghiên cứu được khuyến khích, cùng với hệ thống các trường đại học nổi tiếng đứng hàng đầu.
Tuy nhiên, dưới thời Tổng thống Donald Trump hiện nay, với những đ̣n tấn công mạnh mẽ vào hệ thống giáo dục đại học, một cuộc
"chảy máu chất xám" ngược ḍng đă bắt đầu thấy xuất hiện ra.
Điều đáng nói hơn, phần lớn những bộ óc tinh túy này hiện đang t́m đến châu Âu, lục địa mà ông Trump dường như không có mấy thiện cảm. Đây không chỉ là một sự lựa chọn đơn thuần. Việc cho cắt giảm ngân sách hỗ trợ đột ngột, cho thu hẹp và dẹp bỏ Bộ Giáo Dục đă khiến cho nhiều học giả và chuyên viên nghiên cứu ở Mỹ bị mất việc.
Trong khi đó, các học giả nước ngoài, những người đă từng xem Hoa Kỳ là quê hương thứ hai, đang bị trục xuất hoặc bị từ chối cho nhập cảnh với những lư do khá mơ hồ, hoặc sống trong nỗi lo sợ điều đó sẽ có thể xảy đến với ḿnh.
Margaret McFall-Ngai, chuyên gia về môn sinh hóa tại Viện Kỹ nghệ California, mô tả t́nh h́nh hiện tại là
"khá tồi tệ và ngày lại càng tồi tệ hơn". Bà dẫn chứng một trường hợp điển h́nh về một sinh viên Mỹ thật xuất sắc nhưng không t́m được cơ hội nghiên cứu trong nước do các chương tŕnh nay đă bị đóng cửa hoặc cắt giảm mạnh nguồn tài trợ cần thiết.
"Tôi đă gửi hồ sơ cá nhân của cô ấy cho các đồng nghiệp ở châu Âu và cô ấy sẽ đến Max-Planck ở Đức để làm nghiên cứu sinh sau đại học", chuyên gia này có chia sẻ.
Đây không phải là một trường hợp cá biệt. Một cuộc khảo sát trên tạp chí
Nature cũng cho thấy, trong số 690 chuyên gia nghiên cứu sau đại học, có đến 548 người đang cân nhắc rời bỏ nước Mỹ. Thậm chí, một người c̣n bày tỏ:
"Đây là nhà của tôi, tôi thực sự yêu đất nước này, nhưng có rất nhiều người khuyên tôi nên rời đi ngay bây giờ".
Bên cạnh đó, theo bà McFall-Ngai, có rất nhiều sinh viên quốc tế đang sống trong nỗi sợ hăi khi phải đi khỏi Mỹ. Nhiều người muốn về thăm gia đ́nh nhưng nhận được thông báo rằng họ sẽ không được phép cho nhập cảnh trở lại.
Cho đến nay, làn sóng sa thải đă lan đến nhiều tổ chức uy tín như
Cơ quan Quản lư Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF), Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) và
Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh (CDC).
Viện Y tế Quốc gia (NIH), nơi tài trợ lớn nhất thế giới cho nghiên cứu y khoa, đă buộc phải cho sa thải 1,200 nhân viên và đ́nh chỉ việc xem xét cho tài trợ, đồng nghĩa với việc cho "đóng băng" hoạt động của nhiều pḥng thí nghiệm trong và ngoài nước.
Trong khi Hoa Kỳ đang tự
"đánh mất" nguồn lực trí tuệ quư giá này, th́ châu Âu và Canada lại đang mở rộng ṿng tay chào đón mọi người. Mười ba quốc gia thành viên trong Liên minh châu Âu (EU), bao gồm Pháp và Đức, đă gửi thư kêu gọi tăng cường sự tài trợ và mở rộng cơ sở hạ tầng để thu hút các khoa học gia
"di cư bất đắc dĩ" này. Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu của Pháp ông Philippe Baptiste thậm chí c̣n kêu gọi EU nên bày tỏ một
"phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ" đối với những quyết định tốt đẹp nói trên.
Nhiều trường đại học trên khắp châu Âu đă cho triển khai các chiến dịch tuyển dụng đặc biệt, t́m kiếm các nguồn tài trợ mới để thu hút những cá nhân tài năng. Đại học
Aix Marseille của Pháp đă dành 15 triệu euro cho 15 vị trí ba năm trong khuôn khổ chương tŕnh
"Nơi an toàn cho khoa học" của ḿnh và nhận được hàng chục hồ sơ đăng kư mỗi ngày từ những
"người di cư khoa học".
Vrije Universiteit Brussel (Bỉ) công bố dành riêng 12 vị trí cho các chuyên gia nghiên cứu quốc tế, đặc biệt nhắm đến các học giả người Mỹ.
Viện Pasteur (Paris) cũng tích cực cho phép tuyển dụng các chuyên gia trong các lĩnh vực như bệnh truyền nhiễm.
Phó hiệu trưởng
Đại học Cambridge (Anh) cho biết, họ
"chắc chắn đang chuẩn bị" cho việc tuyển dụng những nhân tài có tiềm năng từ Mỹ. Tương tự, Patrick Cramer, Chủ tịch
Viện Max-Planck (Berlin), mô tả Mỹ là
"một nguồn nhân tài mới" và cho biết ông đă để mắt đến một số cá nhân xuất sắc, đặc biệt trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
Không chỉ có châu Âu, nước Úc cũng đang xem xét cấp thị thực visa nhanh cho những người giỏi nhất. Tuy nhiên, điểm đến hấp dẫn nhất có lẽ là Canada, với lợi thế về khoảng cách địa lư và sự tương đồng về văn hóa.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, đă có những cuộc thảo luận về việc người Mỹ di cư sang phía Bắc, nhưng số lượng này vẫn c̣n hạn chế. Lần này, làn sóng di cư có thể sẽ thực sự lớn mạnh, không chỉ bao gồm các học giả mà c̣n cả các phóng viên nhà báo, nhân vật hoạt động tiếng tăm và bất cứai cảm thấy bị đe dọa hoặc không thể hoạt động một cách tự do trên đất Mỹ nữa!