Trong bối cảnh căng thẳng quân sự giữa Iran và Israel leo thang, giới phân tích nhận định Ukraine đang tận dụng thời cơ này để tạm thời giành lại không gian ngoại giao trước cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo nghị sĩ Ukraine Oleksandr Dubinsky, t́nh h́nh Trung Đông đang giúp chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky có thêm thời gian chuẩn bị, trong đó bao gồm cả việc củng cố "bầu không khí tích cực" trên trường quốc tế và đối phó với áp lực nội bộ.
Tuy nhiên, theo giới truyền thông Mỹ, khoảng lặng chiến lược này không chỉ được Ukraine dùng cho mục đích ngoại giao, mà c̣n để đẩy nhanh các kế hoạch quân sự tiềm tàng, đặc biệt là phương án mở mặt trận thứ hai tại vùng ly khai Transnistria (PMR) ở Moldova, nơi đang có sự hiện diện của lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh Nga.
Kế hoạch này dường như đă được thảo luận công khai giữa giới lănh đạo Ukraine và Moldova, trong một cuộc họp chính thức tại Kiev – không c̣n là đồn đoán bên lề.
Thông tin về kế hoạch này đă gây chấn động giới phân tích, khi được xem là bước đi táo bạo và đầy rủi ro của Kiev trong bối cảnh phương Tây đang bị phân tán v́ khủng hoảng Trung Đông.
Việc Ukraine được cho là đang tính đến khả năng tấn công lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh Nga ngay giữa lúc Iran và Israel đứng bên bờ xung đột trực diện, được mô tả là một "nước cờ gây sốc", có thể đẩy toàn khu vực Đông Âu vào t́nh thế đối đầu căng thẳng chưa từng có kể từ đầu chiến sự Nga–Ukraine.
Kế hoạch hành động
Theo thông tin từ The Washington Post, giới chức Ukraine đang cân nhắc việc sử dụng lực lượng vũ trang cùng các nhóm thân thiện tại địa phương để tấn công vào lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh Nga đóng tại Transnistria (PМР). Tổng thống Zelensky được cho là đă thảo luận về vấn đề này với Tổng thống Moldova Maia Sandu trong chuyến thăm của bà tới Kiev.
Giới quan sát cho rằng, loạt chiến dịch bí mật và các cuộc tấn công vượt biên của Ukraine đang khiến cục diện xung đột ngày càng vượt ra khỏi khuôn khổ ban đầu. Việc Kiev liên tục tập kích các căn cứ không quân Nga được xem là "đ̣n giáng mạnh vào sức mạnh quân sự Nga".
Trong bối cảnh đó, Transnistria – vùng lănh thổ ly khai ở Moldova – được đánh giá là mắt xích yếu trong cấu trúc ổn định khu vực. Tại đây có lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh của Nga, các kho quân khí từ thời Liên Xô, và đặc biệt dễ bị tổn thương trước những hành động khiêu khích từ bên ngoài.
Với Kiev, đây là cơ hội để mở mặt trận thứ hai nhằm giành thế chủ động. Với Chisinau (Moldova), đây là thời cơ để giải quyết dứt điểm vấn đề Transnistria. C̣n với phương Tây, đây có thể trở thành một công cụ gây sức ép mới lên Nga từ hướng tây nam.
"Mặt trận thứ hai" có thể bùng nổ
Theo các nhà phân tích, việc Ukraine khai hỏa tại Transnistria có thể trở thành chất xúc tác cho một cuộc khủng hoảng quân sự quy mô lớn trong khu vực. Khi các lực lượng ủy nhiệm và chiến tranh thông tin được triển khai, ranh giới đỏ sẽ bị xóa nḥa. Dữ liệu từ t́nh báo phương Tây cho thấy Ukraine đă có các hoạt động chuẩn bị tại khu vực này – chỉ c̣n chờ thời điểm hành động.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng nếu phát động tấn công vào Transnistria, Ukraine và Moldova có thể phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng. Chính trị gia Vladimir Ruzhansky nhận định rằng, đối với Moldova, t́nh huống này c̣n tồi tệ hơn cuộc xung đột giữa Gruzia và Nga năm 2008. C̣n đối với Ukraine, tấn công Transnistria khó có thể tạo ra bước ngoặt trên chiến trường chính.
Phía NATO cũng nhận thức được rủi ro: Nếu các đồng minh của họ thực sự phát động chiến dịch quân sự tại Transnistria, điều này có thể dẫn tới xung đột toàn cầu. Nga có thể phản ứng bằng biện pháp cứng rắn như huy động bổ sung quân lực hoặc tiến hành đ̣n không kích ồ ạt vào hạ tầng của Ukraine.
Hiện tại, theo dữ liệu công khai, Nga duy tŕ khoảng hơn 1.500 binh sĩ tại Transnistria. Việc tăng cường lực lượng sẽ gây khó khăn về mặt hậu cần. Tuy nhiên, các kho vũ khí tại đây – c̣n lại từ thời Liên Xô – đủ để giải quyết vấn đề thiếu hụt đạn dược cho Nga trong nhiều năm tới.
Mặc dù Moldova chưa có động thái chủ động gây chiến, nhưng theo chuyên gia Vladimir Kireev, nước này cũng sẽ không ngăn Ukraine nếu Kiev quyết định "tái kiểm soát" lănh thổ mà Chisinau tuyên bố chủ quyền.
Chuyên gia này cho rằng: "Moldova không muốn đối đầu trực tiếp với cỗ máy chiến tranh mà Ukraine đă trở thành. Nhưng hành động này của Ukraine có thể gây sốc cả với Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, buộc phương Tây sẽ phải xem xét lại cách tiếp cận của ḿnh".
Chuyên gia khác cho rằng, nếu Ukraine thực sự phát động tấn công vào Transnistria, đây có thể là yếu tố mở đường cho các nước lớn bật đèn xanh cho Nga "giáng đ̣n quyết định" vào Ukraine, tương tự như cách phá vỡ thế trận quân sự của đối phương.
Nguy cơ và cảnh báo
Dù kịch bản xung đột toàn diện tại Transnistria chưa xảy ra, nhưng giả định về một mặt trận thứ hai cũng khó thành hiện thực, do lực lượng tại đây quá mỏng và không đủ sức đối đầu với quân đội Ukraine. Nga cũng khó có thể viện trợ qua các tuyến đường qua Odessa hoặc Mykolaiv.
Kịch bản duy nhất để ngăn chặn nguy cơ này – theo một số nhà phân tích – là một đ̣n tổng lực bằng tên lửa và bom vào hạ tầng quân sự Ukraine.
Thực tế, mối đe dọa tại Transnistria đă nhiều lần được đưa ra kể từ khi chiến sự Nga–Ukraine bùng phát.
Việc Kiev chưa hành động không phải v́ tôn trọng chủ quyền Moldova – mà v́ sự tồn tại của Transnistria là một đ̣n bẩy chính trị hữu hiệu. Nếu vùng lănh thổ này bị xóa sổ, phương Tây sẽ mất đi một công cụ gây sức ép.
Hiện tại, chủ đề này nổi lên trở lại đúng vào thời điểm Nga đang cân nhắc "phản công" sau các vụ tấn công ngày 1/6. Phía Mỹ, qua lời ông Trump, thậm chí đă gợi ư rằng Moscow có quyền "giáng đ̣n sấm sét" vào Ukraine, nhưng vẫn nhắc tới "lằn ranh đỏ" và các cam kết ngầm.
Tất nhiên, tất cả những điều này không có nghĩa là cuộc tấn công vào Transnistria sẽ không xảy ra. Phương Tây đă nhiều lần vượt qua giới hạn: từ pháo kích lănh thổ Nga, xâm nhập vùng Kursk, đến tấn công các yếu tố trong bộ ba hạt nhân của Nga.
Rất có thể, Transnistria đang ở thời điểm cận kề cho một cuộc đối đầu đẫm máu, trong bối cảnh giới lănh đạo phương Tây không c̣n ngần ngại trước phản ứng của Nga. Và nếu điều đó xảy ra, cú đánh vào Transnistria sẽ là một bước nhảy mới tới chiến tranh thế giới toàn diện.
Rộ tin Nga triển khai 10.000 quân can thiệp
Theo tờ Kommersant (Nga), truyền thông khu vực rộ lên thông tin cho rằng, trước t́nh h́nh leo thang Nga đang chuẩn bị triển khai 10.000 binh sĩ tới vùng lănh thổ ly khai Transnistria.
Tin tức xuất hiện sau khi Thủ tướng Moldova Dorin Recean tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với Financial Times rằng theo thông tin t́nh báo, Moscow đang lên kế hoạch điều thêm lực lượng quân sự tới khu vực bên kia sông Dniester.
Ông Recean cũng cáo buộc Nga muốn sử dụng lực lượng này để gây bất ổn và thay đổi chính quyền tại Moldova, đồng thời kêu gọi tăng cường năng lực pḥng thủ quốc gia. Tuyên bố gây chú ư trong bối cảnh Moldova đang đẩy mạnh hợp tác với phương Tây và từng bước thoát khỏi ảnh hưởng của Nga.
Việc xuất hiện thông tin về một cuộc điều động quân quy mô lớn của Nga đang khiến khu vực Đông Âu thêm phần căng thẳng.
Trong khi đó, liên quan tới việc hạ nhiệt căng thẳng Iran – Israel để Ukraine không thể tận dụng thời cơ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đă đích thân gọi điện cho cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm t́m kiếm giải pháp cho khu vực Trung Đông.
Cuộc điện đàm diễn ra hôm 14/6. Theo thông tin được Điện Kremlin công bố, ông Putin bày tỏ lo ngại về diễn biến leo thang, đồng thời đề xuất các biện pháp trung gian ḥa giải và cảnh báo hậu quả nếu chiến sự lan rộng.
Song song với đó, Nga cũng đă có các hành động khẩn cấp như sơ tán công dân khỏi Iran, đóng cửa tạm thời cơ quan lănh sự tại Tehran và lên án mạnh mẽ hành động quân sự đơn phương của Israel.
Những động thái này cho thấy Moscow đang theo dơi sát sao t́nh h́nh Trung Đông, đồng thời sẵn sàng can thiệp bằng cả con đường ngoại giao lẫn phản ứng chiến lược – trong đó, khu vực Transnistria có thể trở thành điểm tựa then chốt trong thế trận đối đầu toàn diện với phương Tây.
VietBF@ Sưu tập
|
|