Theo như lần đầu tiên nợ công của Hoa Kỳ không c̣n được coi là an toàn nhất. Điểm tín nhiệm đang từ mức được xem là an toàn nhất, tức là cao tối đa là AAA bị giáng xuống c̣n Aa1 với viễn cảnh «ổn định», sau khi cơ quan thẩm định tài chính Moody’s mới đây đă thông báo «hạ điểm tín nhiệm» đối với mức nợ công của cường quốc kinh tế số 1 toàn cầu.

Logo cơ quan thẩm định tài chính Moody’s. Reuters/Mike Segar
Mỹ bị sụt điểm tín nhiệm. Cơ quan thẩm định tài chính Moody’s hôm 16/05/2025 thông báo « hạ điểm tín nhiệm » đối với mức nợ công của cường quốc kinh tế số 1 toàn cầu. Lần đầu tiên nợ công của Hoa Kỳ không c̣n được coi là an toàn nhất. Điểm tín nhiệm đang từ mức được xem là an toàn nhất, tức là cao tối đa là AAA bị giáng xuống c̣n Aa1 với viễn cảnh « ổn định ». Nhà Trắng chỉ trích Moody’s đánh giá t́nh h́nh « qua lăng kính chính trị ».
Vào lúc chiến tranh thuế quan giữa Mỹ với phần c̣n lại của thế giới và nhất là với Trung Quốc bắt đầu tạm lắng dịu, cơ quan thẩm định tài chính Moody’s, trụ sở tại New York hạ điểm tín nhiệm Hoa Kỳ do nợ công của quốc gia này quá lớn và tiền lăi ngân hàng đè nặng lên ngân sách của Nhà nước liên bang.
Trong thông cáo, Moody’s giải thích « các chính quyền và giới dân biểu liên tiếp không t́m được đồng thuận về những biện pháp cho phép thu hẹp mức bội chi quá lớn hàng năm » và cơ quan thẩm định tài chính này e rằng « với dự luật ngân sách đang được thảo luận sẽ không cho phép Hoa Kỳ giảm chi tiêu và thu hẹp thâm hụt về ngân sách ». Tài liệu này nhắm trực tiếp vào dự luật về ngân sách đang gây nhiều tranh căi. Chính quyền Trump dự trù cắt tiết kiệm 880 tỷ đô la ngân sách trong ṿng 10 năm, chủ yếu là cắt giảm các chương tŕnh bảo hiểm y tế hiện có tới 70 triệu người Mỹ với thu nhập thấp đang được hưởng.
Moody’s dự đoán là « bội chi ngân sách của Mỹ sẽ tăng lên mạnh hơn nữa trong thập niên sắp tới. Các khoản chi tiêu có khuynh hướng gia tăng trong lúc thu nhập của Nhà nước sẽ không thay đổi. Điều đó có nghĩa là nợ nần sẽ đè nặng thêm lên t́nh trạng tài chính công ».
Cơ quan thẩm định tài chính Mỹ Moody’s báo động trước nguy cơ thâm thủng ngân sách của Nhà nước liên bang sẽ « tăng nhanh và nghiêm trọng hơn » trong tương lai. Tệ hơn nữa nếu như hiện tượng này làm suy yếu đồng đô la. Đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ có thể mất giá trị và không c̣n được coi là một đơn vị dự trữ ngoại tệ an toàn. Trong kịch bản đó, có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ phải « đi vay tín dụng với lăi suất cao hơn », « các phí tổn ngân hàng càng lớn và càng đè nặng lên ngân sách của nước Mỹ ».
Tuy nhiên theo Moody’s kịch bản tệ hại nhất này ít có khả năng xảy ra, bởi xét cho cùng trước mặt « không có một giải pháp thay thế nào khả dĩ có thể soán ngôi đô la trong cương vị một dự trữ ngoại tệ ».