Cà tím là thực phẩm tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được, dưới đây là những người không nên ăn cà tím.
Tác dụng của cà tím
Báo Thanh Niên dẫn lời bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Trần Như Thủy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ sở 3 cho biết, trong thịt quả cà tím chứa nhiều vitamin như A, C, các vitamin nhóm B và nhiều khoáng chất vi lượng như K, Mg, Fe, Zn, Ca, Mn. Nhờ nguồn axit folic (vitamin B9) và sắt vi lượng dồi dào, cà tím giúp hỗ trợ quá trình tạo hồng cầu và ngăn ngừa thiếu máu, tốt cho thai phụ.
Trong cà tím còn có kali giúp ổn định nhịp tim, flavonoid giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Ngoài ra, magiê và canxi cùng với vitamin A và C trong cà tím có tác dụng cải thiện cấu trúc xương giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm cảm giác bồn chồn, lo lắng, cải thiện tình trạng giấc ngủ, làm đẹp da ngăn ngừa tàn nhang. Lớp vỏ màu tím có chứa nhiều vitamin B, C và lượng lớn anthocyanidin.
Cà tím tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được.
Những người không nên ăn cà tím
Cà tím tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được. Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời DS Hoàng Thu khuyến cáo dưới đây là một số nhóm người không nên hoặc nên hạn chế ăn cà tím:
- Người có hệ tiêu hóa yếu: Đối với người có hệ tiêu hóa yếu, nên tránh ăn cà tím, vì có thể gây ra vấn đề về đầy hơi.
- Những người bị dị ứng:Nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại rau nào trong họ cà, không nên ăn cà tím, vì có thể làm trầm trọng thêm vấn đề này.
- Những người bị trầm cảm:Tránh ăn cà tím nếu bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm hoặc đang bị lo âu. Loại rau này có thể làm tăng chứng trầm cảm ở bệnh nhân và cũng làm giảm tác dụng của thuốc.
- Người bệnh viêm khớp:Cà tím và các loại rau họ cà khác có chất solanine. Một số người cho rằng, chất này có thể làm tăng tình trạng viêm, khiến các bệnh như viêm khớp trở nên trầm trọng hơn.
Mặc dù không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy lượng nhỏ solanine trong cà tím, làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp, nhưng nếu bạn nhận thấy cơn đau khớp bùng phát sau khi ăn cà tím, hãy tránh ăn rau họ cà.
- Người bị sỏi thận:Cà tím cũng chứa canxi oxolate, có thể dẫn đến sỏi thận nếu tiêu thụ với số lượng lớn. Nếu bạn bị sỏi, nên ăn cà tím thận trọng, oxalate có trong cà tím làm tăng vấn đề sỏi thận.
- Người bị thiếu máu: Nếu cơ thể bị thiếu máu, nên tránh cà tím.
- Người bị kích ứng mắt: Đối với người có bất kỳ vấn đề nào ở mắt và thấy mắt bị nóng rát hoặc sưng tấy không nên ăn cà tím.
- Người bị bệnh trĩ:Tránh ăn cà tím nếu bạn đang bị trĩ vì có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Trên đây là những người không nên ăn cà tím, nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa loại thực phẩm này nhé.
VietBF@ sưu tập