Ư định của cựu Tổng thống đắc cử Trump về việc Mỹ kiểm soát Kênh đào Panama đă gặp phải sự phản đối của Nga cùng với kêu gọi duy tŕ tính trung lập của tuyến đường thủy quan trọng này.
Tàu thuyền chờ qua kênh đào Panama ngày 24/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh những tranh căi xung quanh vấn đề Kênh đào Panama, Nga đă chính thức bày tỏ quan điểm phản đối ư định của Tổng thống đắc cử Donald Trump về việc đưa tuyến đường thủy chiến lược này trở lại dưới sự kiểm soát của Mỹ.
Phát biểu với tờ Izvestia (Nga) ngày 14/1, Đại sứ Nga tại khu vực Mỹ Latinh Konstantin Gavrilov nhấn mạnh lập trường của Moskva về việc ủng hộ tính trung lập của Kênh đào Panama.
Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi một dự luật mới được đệ tŕnh lên Hạ viện Mỹ, nhằm trao quyền cho tổng thống tương lai trong việc mua lại Kênh đào Panama. Phản ứng trước động thái này, chính quyền Panama đă quyết định sẽ đưa vấn đề ra trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nơi họ vừa giành được một ghế không thường trực cho nhiệm kỳ 2025-2026.
Đáng chú ư, Nga là một trong 40 quốc gia đă tham gia kư kết Hiệp ước về tính trung lập vĩnh viễn của Kênh đào Panama với Mỹ và Panama. Đại sứ Gavrilov khẳng định Moskva sẽ tiếp tục duy tŕ cam kết này, đồng thời kêu gọi các bên tôn trọng và tuân thủ tính trung lập của tuyến đường thủy quan trọng trên. Ông Gavrilov nhấn mạnh việc đảm bảo kênh đào luôn an toàn và mở cho tàu thuyền từ mọi quốc gia trên nguyên tắc b́nh đẳng, không phân biệt thời b́nh hay thời chiến.
Theo nhận định của chuyên gia Konstantin Blokhin từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, những tuyên bố của ông Trump về Kênh đào Panama nằm trong một chiến lược đàm phán rộng lớn hơn. Chuyên gia này cho rằng "đây là chiến thuật cổ điển nhằm leo thang t́nh h́nh và thăm ḍ phản ứng", từ đó chuẩn bị cho một sự thỏa hiệp "dễ chịu hơn".
Đặc biệt, ư định kiểm soát và mở rộng lănh thổ của ông Trump không chỉ giới hạn ở Kênh đào Panama. Ông c̣n đề cập đến việc mua lại Greenland với lư do bảo vệ chống lại các thách thức từ Nga và Trung Quốc, thậm chí c̣n coi Canada như một "ứng cử viên" sáp nhập tiềm năng.
Chuyên gia Blokhin lưu ư rằng trong trường hợp Greenland, mục tiêu thực sự của ông Trump là tạo điều kiện cho một thỏa thuận với Đan Mạch về việc triển khai cơ sở hạ tầng quân sự của Mỹ, như một phần của cuộc cạnh tranh chiến lược với Nga tại khu vực Bắc Cực. Ngoài ra, việc đưa ra tuyên bố như vậy c̣n được xem như một nỗ lực nhằm tập hợp giới tinh hoa Mỹ đang bị chia rẽ.