Ông Nguyễn Đức Thái bị xác định "cấu kết doanh nghiệp thân quen" để hưởng lợi ích, thể hiện suy thoái đạo đức, làm mất uy tín với nhân dân.
Chiều 16/1, TAND Hà Nội tuyên án đối với 8 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.
Ông Nguyễn Đức Thái, cựu chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB Giáo dục), bị tuyên 12 năm tù về tội Nhận hối lộ.
Tô Mỹ Ngọc, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty Phùng Vĩnh Hưng, lĩnh án 5 năm 6 tháng và Nguyễn Trí Minh, Giám đốc Công ty TNHH Giấy Minh Cường Phát, bị tuyên 3 năm tù về tội Đưa hối lộ.
5 người bị xác định phạm tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, gồm: Hoàng Lê Bách và Lê Hoàng Hải, hai Phó tổng giám đốc NXB Giáo dục; Phạm Gia Thạch, thành viên HĐTV NXB Giáo dục đều bị tuyên 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thủy, cựu trưởng ban Kế hoạch Marketing NXB Giáo dục, nhận án 2 năm tù. Riêng bị cáo Đinh Quốc Khánh lĩnh án 23 tháng 3 ngày - bằng thời gian tạm giam nên được xác định đă chấp hành xong án phạt, được trả tự do ngay tại ṭa.
Ṭa ghi nhận toàn bộ hậu quả vụ án 10 tỷ đồng đă được khắc phục, sẽ được trả lại cho bị hại là NXB Giáo dục. Hai tỷ đồng các bị cáo tự nguyện nộp, được sung công quỹ. Ṭa cũng hủy kê biên tài sản của các bị cáo và trả lại tiền đă nộp khắc phục thừa.
HĐXX đánh giá các bị cáo đă làm trái luật, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thân quen trúng thầu để hưởng lợi bất chính, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Hành vi này thể hiện "sự suy thoái, băng hoại đạo đức lối sống, làm mất uy tín với nhân dân".
Tuy nhiên, ṭa cũng ghi nhận các bị cáo có nhiều t́nh tiết giảm nhẹ, có đóng góp và ư thức khắc phục hậu quả, nên tuyên các bị cáo mức án dưới mức thấp nhất của khung h́nh phạt liền kề (nhẹ hơn khung bị truy tố) nhằm tạo điều kiện cho họ cải tạo, sớm trở về ḥa nhập.
Theo bản án, từ năm 2017, ông Thái được bổ nhiệm là Chủ tịch HĐTV NXB Giáo dục. Hai công ty của bị cáo Ngọc và Minh muốn được tham gia các gói thầu cung cấp giấy in cho NXB Giáo dục nên liên hệ với ông Thái và đề nghị tạo điều kiện cho trúng thầu và "sẽ cảm ơn".
Từ tháng 6/2017 đến 21/1/2022, ông Thái nhận 20 tỷ đồng để giúp công ty của bà Ngọc trúng 13 gói thầu "chào hàng cạnh tranh rút gọn", cung cấp giấy in có tổng giá trị 2.156 tỷ đồng.
Với công ty của bị cáo Minh, ông Thái nhận tổng 4,9 tỷ đồng để tạo điều kiện cho trúng 5 gói thầu tổng trị giá 210 tỷ đồng. Các lần đưa nhận tiền thường vào trước ngày 20/11, sau khi trúng các gói thầu, hoặc Tết Nguyên đán. Ông Thái hẹn gặp Ngọc, Minh tại pḥng làm việc và để lại tiền trong túi quà đặt ở đầu bàn uống nước, sau đó mang cất vào két trong pḥng làm việc.
Để giúp hai công ty trên trúng thầu, ông Thái buộc các cấp dưới là Thủy, Khánh lập kế hoạch mua sắm giấy in, lựa chọn nhà thầu theo phương thức "chào hàng cạnh tranh rút gọn". Phương án này được Ban chỉ đạo và Tổ tư vấn nhất trí.
Theo chỉ đạo của ông Thái, bà Thủy, ông Khánh hẹn gặp doanh nghiệp tại quán cà phê để cung cấp thông tin chào hàng, giá dự thầu. Công ty ông Minh trở thành doanh nghiệp duy nhất được cung cấp hồ sơ yêu cầu để lập hồ sơ dự thầu, sau đó nhờ thêm hai công ty làm "quân xanh" để trúng thầu trót lọt.
Theo Luật Đấu thầu, "chào hàng cạnh tranh theo quy tŕnh rút gọn" chỉ được áp dụng với các gói thầu không quá một tỷ đồng, song đă được các bị cáo áp dụng với 7 gói thầu có giá trị từ 19 đến 172 tỷ đồng. Điều này là trái pháp luật, gây thiệt hại 10 tỷ đồng.
Quá tŕnh xét xử, ông Thái thừa nhận việc cầm tiền là sai, song không thỏa thuận, ṿi vĩnh doanh nghiệp. Trong giai đoạn đương nhiệm, ông nói có nhiều sáng kiến đóng góp cho sự phát triển của đơn vị, giúp giảm giá sách, đồng thời giúp cơ quan điều tra làm sáng tỏ vụ án sản xuất sách giáo khoa giả lớn nhất nước. Ông xin giảm án cho các cựu cán bộ NXB Giáo dục, v́ làm theo chỉ đạo của ông mà vướng lao lư.
Các doanh nhân đưa tiền cũng cho rằng đưa tiền để cảm ơn, không bị ṿi vĩnh gây khó khăn. Công ty trúng thầu do có năng lực, uy tín, chất lượng sản phẩm tốt và giúp tiết kiệm nhiều chi phí cho NXB Giáo dục.
|
|