Tệ bắt cóc nam thanh niên để bắt cưới vợ đă quay trở lại ở bang Bihar, Ấn Độ, phản ánh t́nh trạng thất nghiệp cao, kinh tế khó khăn và nạn đẳng cấp xă hội vẫn c̣n nặng nề tại đây.
Trúng tuyển việc làm nhà nước nhưng lại sợ bị bắt cóc ép lấy vợ
Avinash Mishra kiếm được một việc làm trong cơ quan nhà nước. Đáng lẽ đây sẽ là tấm vé để Mishra có được cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng hóa ra đó lại là khởi đầu cho cơn ác mộng của anh. Người giáo viên 28 tuổi này, sống ở thị trấn Munger, bang Bihar, Ấn Độ, hàng đêm phải rà soát kỹ trên các con phố để phát hiện ra những chiếc xe lạ và những gương mặt lạ do e sợ rằng ḿnh có thể bị người nhà của cô dâu tương lai bắt cóc.
Tệ dùng súng ép nam giới trẻ phải lấy vợ tại Ấn Độ. Ảnh minh họa: RT.
Giọng run rẩy, Mishra cho biết: “Họ sẽ gí súng ép tôi thực hiện hôn nhân. Làm sao người ta có thể gọi đó là hôn nhân khi tôi bị bắt cóc, bị ép thực hiện các nghi lễ với khẩu súng gí vào đầu tôi?”.
Tại bang Bihar hiện đang hoành hành nạn Pakadua Byah, c̣n gọi là “đám cưới súng hoa cải” mà trong đó, chú rể bị bắt cóc và buộc phải kết hôn với một cô gái khi anh bị gí súng vào người để khống chế, ép buộc. Nguyên nhân của t́nh trạng này là truyền thống của hồi môn lâu đời tại đây. Theo tục lệ này, gia đ́nh chú rể sẽ yêu cầu một khoản tiền trước khi đồng ư cho kết hôn. Gia đ́nh cô dâu không được trợ giúp. Tại Bihar - một trong những bang nghèo nhất tại Ấn Độ, vấn đề này càng nặng nề hơn do chế độ đẳng cấp, t́nh trạng hận thù giữa các gia đ́nh và áp lực kinh tế - xă hội.
Theo nhà báo Indrajit Singh, “đám cưới súng hoa cải” lần đầu gia tăng mạnh vào thập niên 1970, khi của hồi môn là một vấn đề nghiêm trọng. Thất nghiệp khi đó rất cao, nên một nam thanh niên có công ăn việc làm sẽ được người ta theo đuổi. T́nh trạng lên đến đỉnh điểm vào thập niên 1980 và tiếp diễn sang thập niên 2000 trước khi giảm mạnh sau năm 2009. Tuy nhiên, nạn bắt cóc cho những đám cưới như thế này đă quay trở lại.
Rajesh Kumar, 32 tuổi - một kỹ sư tại Ban Điên lực của bang, chia sẻ câu chuyện tương tự.
Kumar kể: “Họ theo dơi đường đi lối về của tôi trong hàng tuần lễ. Họ biết khi nào tôi đi làm, quán trà tôi sẽ ghé thăm và thậm chí giờ học của em gái tôi”. Giờ đây Kumar sống ở một thành phố khác trong tâm trạng lo lắng thường trực. Anh chia sẻ tiếp: “Băng đảng đó cho gia đ́nh tôi xem những bức ảnh về các thành viên có vũ khí của chúng đang ở bên ngoài trường đại học mà em gái tôi theo học. Thông điệp rất rơ ràng: Hợp tác hoặc lănh hậu quả”.
Sở Hồ sơ tội phạm của bang Bihar ghi nhận xu hướng chung trong 7.194 vụ ép hôn nhân được tŕnh báo trong khoảng thời gian từ tháng 1 - 11/2020, tiếp theo 10.925 vụ năm 2019 và 10.310 vụ năm 2018. Nhưng những con số này vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.
Subodh Kumar - sĩ quan cảnh sát cấp cao ở Bihar, cho biết: “Với mỗi vụ được tŕnh báo, có ít nhất 3 trường hợp nữa không được tŕnh báo. Hầu hết các nạn nhân giữ yên lặng, sợ bị các băng đảng tội phạm trả thù hoặc dị nghị xă hội”.
Kumar nhận thấy khi số lượng việc làm trong khu vực nhà nước gia tăng, tội phạm có thêm nhiều mục tiêu mới.
Nghịch lư thất nghiệp ở bang nghèo
Khủng hoảng thất nghiệp ở Bihar đă trở thành xúc tác chưa từng có tiền lệ cho kết hôn cưỡng ép. Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh thiếu niên ở bang này (độ tuổi 15 - 29) là 13,9% - cao hơn đáng kể so với mức thất nghiệp trung b́nh toàn quốc là 10%. Trong bối cảnh ấy, có được việc làm trong cơ quan nhà nước được xem là tấm vé vàng, đồng thời là mục tiêu săn đón hàng đầu của bọn tội phạm bắt cóc.
Tiến sĩ kinh tế học Alok Singh tại Đại học Patna nói: “Các dự án tuyển dụng của Bang gần đây đă tạo ra những đảo việc làm giữa một biển người thất nghiệp. Khi một nam giới trẻ tuổi được tuyển vào cơ quan nhà nước, anh ta không chỉ đơn thuần có việc làm, mà c̣n đồng thời trở thành mục tiêu nhắm tới của các đối tượng khác”.
T́nh trạng khan hiếm việc làm cũng thay đổi phương thức thủ đoạn của các băng nhóm tội phạm. Santosh Singh - người mới đây thoát khỏi một vụ bắt cóc, đă miêu tả lại những kỹ thuật theo dơi tinh vi của chúng. “Bọn chúng duy tŕ cơ sở dữ liệu về những người mới được nhà nước tuyển dụng, theo dơi các trung tâm sát hạch việc làm và thậm chí theo dơi cả mạng xă hội để t́m kiếm các hoạt động ăn mừng trúng tuyển”.
Sợ hăi thực tế này, Santosh Singh quyết định chuẩn bị rời bỏ bang Bihar, bất kể công việc mới có được.
Bên trong băng đảng mafia về ép kết hôn
Bên trong một văn pḥng tối tù mù của một tổ chức phi chính phủ tại thủ phủ Patna của bang Bihar, anh Ram Kumar Mishra mở ra một tài liệu. Anh giải thích: “Đây là bảng giá chi tiết của bọn chúng…. Kỹ sư: 800.000 đến 1 triệu rupee (tương đương $9.328 đến $11.660 USD). Bác sĩ: 1,2 đến 1,5 triệu rupee, nhân viên chính quyền: 500.000 - 700.000 rupee”.
Các nhóm tội phạm này đă phát triển từ bắt cóc thô sơ thành các doanh nghiệp tội phạm tinh vi. Một viên cảnh sát giấu tên tiết lộ: “Chúng duy tŕ các nhà an toàn trên khắp các khu vực, có luật sư. Thậm chí chúng cũng thuê các nhiếp ảnh gia địa phương để chụp ảnh lưu tư liệu về kết hôn, tạo cơ sở pháp lư…. Một số nhóm tội phạm c̣n cung cấp cả gói đầy đủ bao gồm dịch vụ bảo vệ, tài liệu pháp lư và “tư vấn điều chỉnh hành vi đối với những chú rể miễn cưỡng”.
Manoj Sharma - một thành viên của băng đảng tội phạm này trở thành “tay trong” cho cảnh sát, đă cung cấp những thông tin đầy ớn lạnh: “Mỗi phi vụ của nhóm tội phạm kết hôn đều mất nhiều tuần xây dựng kế hoạch. Bọn tôi có người cài cắm trong các trung tâm sát hạch việc làm, các văn pḥng chính quyền, thậm chí cả quán trà. Trước khi ra tay, bọn tôi đều đă vẽ xong lộ tŕnh chi tiết của đối tượng”.
Sự tiếp tay gián tiếp từ chế độ đẳng cấp
Tiến sĩ Nawal Kishor - Giáo sư chính trị học tại trường Rajdhani thuộc Đại học Delhi, cho biết: “Các gia đ́nh thuộc đẳng cấp cao hiện nay lại sử dụng các băng đảng này để bắt chú rể mà không cần trả tiền hồi môn”.
Nhà báo kỳ cựu Indrajit Singh chia sẻ: “Bây giờ bọn tội phạm không chỉ hứa hẹn việc kết hôn mà c̣n bảo đảm việc đó thành công. Chúng theo dơi chú rể sau khi làm đám cưới, bảo đảm anh ta không chạy trốn. Chúng cũng ḥa giải cho các mâu thuẫn của cặp vợ chồng. Đây là thỏa thuận trọn gói”.
Quá tŕnh thương mại hóa này đă biến một tục lệ đă suy giảm thành một hoạt động tội phạm tinh vi. Sĩ quan cảnh sát Kumar cho rằng tất cả là do yếu tố kinh tế chứ không phải là câu chuyện giải trí.
Các băng đảng hôn nhân cũng thích ứng với thời hiện đại. Rakesh Kumar nói: “Chúng giờ đây sử dụng theo dơi số, theo dơi mạng xă hội, thậm chí lập các hăng b́nh phong về tư vấn việc làm… Gần đây, chúng tôi phát hiện một nhóm sử dụng cổng việc làm trên mạng để t́m con mồi tiềm năng”.
Cựu cảnh sát Amitabh Das cho biết gốc rễ vấn đề không chỉ ở bọn tội phạm mà c̣n là những yếu tố xă hội sâu xa. “Bọn tội phạm lợi dụng thực trạng công việc nhà nước được xem là sự bảo đảm lớn nhất cho an sinh xă hội, tệ thách cưới quá cao khiến việc cưới xin vượt tầm khả năng của nhiều người, và sự nặng nề của đẳng cấp xă hội quy định vị thế của con người”.
Ông Das cho biết thêm: Tội phạm hôn nhân đă trở thành tội phạm có tổ chức, có chỉ điểm ở khắp mọi nơi, xây dựng hồ sơ đầy đủ về các con mồi. Khi cảnh sát nhập cuộc th́ đám cưới đă được cử hành trọng thể, trở thành việc đă rồi, việc nội bộ gia đ́nh.
VietBF@ sưu rập