Bộ Ngoại giao Mỹ duyệt thương vụ bán tên lửa pḥng không SM-6 Block I cho Nhật Bản với tổng trị giá 900 triệu USD.
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc pḥng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc hôm 31/1 thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ đă phê duyệt hợp đồng tiềm năng trị giá 900 triệu USD để cung cấp cho Nhật Bản tối đa 150 tên lửa pḥng không tầm xa SM-6 Block I cùng các thiết bị liên quan.
Theo dữ liệu trên website của DSCA, đây là thương vụ bán vũ khí chủ chốt đầu tiên được Bộ Ngoại giao Mỹ thông qua kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức hôm 20/1. Tuy nhiên, quy tŕnh xét duyệt thường kéo dài nhiều tháng và dường như khởi động từ thời cựu tổng thống Joe Biden.
"Thương vụ sẽ hỗ trợ các mục tiêu về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ thông qua cải thiện an ninh cho đồng minh quan trọng, vốn là lực lượng thúc đẩy ổn định chính trị và phát triển kinh tế tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương", thông cáo của DSCA có đoạn.
Lực lượng pḥng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) có thể triển khai tên lửa SM-6 trên các tàu chiến trang bị lá chắn pḥng thủ Aegis.
"Điều này sẽ cải thiện khả năng bảo vệ lănh thổ Nhật Bản và các lực lượng bộ binh đồn trú của đồng minh, cũng như tăng cường đáng kể đóng góp của nước này vào lưới pḥng thủ tên lửa tích hợp ở Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương. Thương vụ sẽ không thay đổi cán cân quân sự trong khu vực", DSCA cho hay.
Thông báo không đồng nghĩa với hợp đồng đă được kư hoặc hai bên đă hoàn tất đàm phán điều khoản thỏa thuận. Quốc hội Mỹ sẽ có 30 ngày kể từ khi nhận thông báo để quyết định có chặn thương vụ hay không. Nếu không gặp sự phản đối từ quốc hội, hợp đồng sẽ được tŕnh lên Tổng thống Trump kư duyệt.
JMSDF đang vận hành 8 tàu khu trục trang bị lá chắn Aegis, gồm 4 tàu lớp Kongo, hai tàu lớp Atago và hai tàu lớp Maya. JMSDF dự kiến tiếp nhận thêm hai tàu khu trục Aegis trong giai đoạn 2028-2029, nâng tổng số chiến hạm có khả năng pḥng thủ tên lửa đạn đạo lên 10 chiếc.
SM-6, c̣n có tên gọi RIM-174 ERAM, là tên lửa pḥng không chuyên đánh chặn máy bay và tên lửa hành tŕnh, đồng thời có thể được sử dụng như vũ khí chống hạm. Mỗi quả đạn SM-6 có giá gần 5 triệu USD.
Tập đoàn quốc pḥng Raytheon từng nâng cấp phần mềm của SM-6 để bổ sung năng lực đối phó các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm trung, đồng thời phát triển khả năng đánh chặn vũ khí siêu vượt âm. Phó đô đốc Jon Hill, giám đốc Cơ quan Pḥng thủ Tên lửa Mỹ (MDA), hồi năm 2022 nhấn mạnh SM-6 là khí tài duy nhất của nước này có thể chặn đầu đạn siêu vượt âm.
Quân đội Mỹ đang biên chế phiên bản Block I và IA, đồng thời phát triển biến thể Block IB với thiết kế được điều chỉnh, trang bị động cơ lớn hơn nhằm đạt tốc độ siêu vượt âm. Washington từng duyệt bán 36 quả đạn SM-6 cho Tokyo hồi cuối năm 2022, giúp Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên ngoài Mỹ được trang bị loại vũ khí này.
|