Công ty khởi nghiệp DeepSeek (Trung Quốc) đang đối mặt sức ép khi t́m cách thách thức sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
Sau khi mô h́nh AI của DeepSeek thu hút nhiều chú ư cũng như gây không ít tranh căi trong giới công nghệ toàn cầu, nhiều cơ quan chính phủ Mỹ - trong đó có Lầu Năm Góc, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ (NASA) - nhanh chóng ngăn nhân viên truy cập nền tảng này v́ lư do an ninh. Động thái này cũng cho thấy nỗi lo của Mỹ khi đối mặt thách thức nghiêm trọng đối với vị trí dẫn đầu trong AI.
Một số nước khác cũng áp đặt lệnh cấm đối với DeepSeek do lo ngại về việc dữ liệu có thể bị xâm phạm. Phản ứng mạnh này gây ra rào cản cho công nghệ của Trung Quốc nhưng đồng thời cũng khẳng định sự phát triển ấn tượng của DeepSeek trong mắt các chuyên gia công nghệ. Ông Xiao Yanghua, giáo sư khoa học máy tính tại Trường ĐH Phúc Đán (Trung Quốc), nhấn mạnh phản ứng của Mỹ cho thấy cả sự ngạc nhiên lẫn hoài nghi khi Trung Quốc tiến bộ về công nghệ.
Những thách thức gần đây mà DeepSeek đối mặt cũng làm dấy lên tranh luận về vấn đề sở hữu trí tuệ. Công ty công nghệ OpenAI (Mỹ) bày tỏ lo ngại về việc DeepSeek có thể đang "sao chép" công nghệ của họ.
Trước đó, vào cuối tháng 1, trợ lư AI của DeepSeek trở thành ứng dụng miễn phí được tải xuống nhiều nhất trên kho ứng dụng của Apple tại Mỹ, soán ngôi ChatGPT của OpenAI. Cổ phiếu công nghệ toàn cầu lập tức bị bán tháo, khiến hai nhà sản xuất chip Nvidia và Broadcom mất tổng cộng 800 tỉ USD giá trị vốn hóa thị trường hôm 27-1.
Đáng chú ư, DeepSeek tuyên bố tổng chi phí đào tạo trợ lư AI này là gần 5,6 triệu USD, dựa trên giá thuê các bộ xử lư đồ họa Nvidia. Tuy nhiên, theo đài CNBC, một báo cáo mới của Công ty Nghiên cứu và tư vấn về bán dẫn SemiAnalysis cung cấp thêm bối cảnh về chi phí của DeepSeek. Cụ thể, SemiAnalysis ước tính DeepSeek đă chi hơn 500 triệu USD cho phần cứng từ khi ra đời. DeepSeek c̣n tốn rất nhiều tiền cho việc nghiên cứu, phát triển và vận hành hệ thống. Bên cạnh đó, việc tạo ra "dữ liệu tổng hợp" để mô h́nh huấn luyện đ̣i hỏi nhiều sức mạnh điện toán.
DeepSeek được thành lập năm 2023, tập trung vào các mô h́nh ngôn ngữ lớn và đạt được trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) - một nhánh của AI, có khả năng ngang bằng hoặc vượt trội trí tuệ con người trong nhiều tác vụ. Ông Sam Altman, Giám đốc điều hành OpenAI, đă công khai khen ngợi mô h́nh của DeepSeek. Tuy nhiên, OpenAI tin rằng có bằng chứng cho thấy DeepSeek đă thu thập trái phép dữ liệu của OpenAI để xây dựng công cụ của ḿnh.
VietBF@ Sưu tập
|