3 thứ không bao giờ nên đặt trong tủ lạnh
Theo chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng nổi tiếng người Ấn Độ Jhanvi Sanghvi, có ba thực phẩm không bao giờ được bảo quản trong tủ lạnh.
1. Hành tây
Nữ chuyên gia cho biết, độ ẩm dư thừa trên bề mặt hành tây tạo ra môi trường lư tưởng cho bào tử nấm mốc phát triển. Từ đó có thể gây ra các triệu chứng nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy nếu vô t́nh ăn phải. Chính v́ vậy, nên bảo quản hành tây ở nơi khô ráo, thoáng mát thay v́ tủ lạnh.
2. Tỏi
Tương tự hành tây, tỏi cũng có nguy cơ tương tự nếu để trong tủ lạnh. Cùng với đó, để trong tủ lạnh có thể khiến tỏi nảy mầm và trở nên dai, mất hương vị và chất dinh dưỡng, sinh ra nấm mốc gây hại cho sức khoẻ.
3. Khoai tây luộc
Khoai tây luộc là loại thực phẩm thứ ba có thể trở nên có hại nếu được bảo quản trong tủ lạnh.
Jhanvi Sanghvi cảnh báo: "Sau khi luộc rồi lại trải qua quá tŕnh làm lạnh sẽ khiến khoai tây gia tăng nồng độ một chất có hại gọi là acrylamide."
Đây là một hoá chất dùng trong nhiều ngành công nghiệp và có khả năng gây ung thư ở người, đồng thời làm tổn thương hệ thần kinh nếu tiếp xúc với liều lượng lớn. Chính v́ vậy, tốt nhất nên bảo quản khoai tây - dù đă luộc hay chưa chế biến - ở nơi khô ráo trong nhiệt độ pḥng sẽ giảm thiểu nguy cơ h́nh thành acrylamide, việc ăn uống trở nên an toàn hơn và lành mạnh hơn.
Khoai tây thích môi trường khô ráo, thoáng mát nhưng nhiệt độ quá thấp hoặc bảo quản trong tủ lạnh sẽ chuyển hóa tinh bột trong khoai tây thành đường, khi nấu chín sẽ chuyển sang màu đen chỉ trong vài tuần.
Trên thực tế, bản thân củ khoai tây có solanine, hầu hết được lưu trữ trong thân và lá, chỉ một lượng nhỏ được t́m thấy trong vỏ củ và mắt của chồi. Không khí ở nhiệt độ thấp sẽ khiến khoai tây dễ sinh ra solanine hơn.
3 thứ để lâu trong tủ lạnh tưởng vô hại nhưng gây bệnh
1. Thức ăn thừa
Ở nhiều hộ gia đ́nh, thức ăn thừa thường được bảo quản trong tủ lạnh thời gian dài để tránh lăng phí. Tuy nhiên, những thứ này để trong thời gian dài, dù đă được hâm nóng lại vẫn có thể gây hại cho sức khỏe.
Việc để thức ăn lâu dài trong tủ có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn và tích tụ độc tố trong thực phẩm, đặc biệt nếu nhiệt độ không được kiểm soát chặt chẽ trong quá tŕnh bảo quản và hâm nóng.
Ngoài ra, một số loại thực phẩm có thể tạo ra chất gây ung thư như acrylamide sau khi đun nóng nhiều lần, đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều carbohydrate.
2. Đồ khô để hết hạn
Nhiều người tưởng rằng có thể giữ tươi ngon mọi thứ chỉ bằng cách cho vào tủ lạnh. Thậm chí có những đồ đóng gói như cà phê bột, ngũ cốc nguyên hạt... cũng được bảo quả trong một năm, thậm chí vài năm mà vẫn tiếp tục sử dụng.
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng việc cho thực phẩm vào tủ lạnh sẽ giúp chúng không bị ẩm mốc. Trên thực tế, thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh lâu ngày cũng dễ bị nấm mốc, đặc biệt là trái cây, ngũ cốc. Thực phẩm bị mốc tạo ra aflatoxin, một chất có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho tế bào gan, đặc biệt là dễ gây ung thư.
3. Tích trữ thịt quá lâu
Trên thực tế, tủ lạnh là môi trưởng ẩm ướt và một số vi khuẩn, nấm mốc vẫn có thể dễ dàng phát triển và gây độc hại cho người dùng.
Thông thường có hai loại thịt mua ngoài chợ và siêu thị: Một là thịt đă được cấp đông và hai là thịt tươi mới được giết mổ. Với loại thịt đă được cấp đông, nếu trải qua nhiều đợt xử lư, khử trùng khi mua về tiếp tục bảo quản trong ngăn đông lạnh từ hai đến ba tháng vẫn có thể tiếp tục ăn.
Tuy nhiên, nếu những loại thịt này đă tích trữ quá lâu, khoảng hơn nửa năm th́ không nên tiếp tục ăn bởi khi đó thịt sẽ chuyển sang màu nâu và c̣n có thể sinh ra các chất độc hại cho sức khoẻ.
Nguồn: Sohu, Aboluowang
VietBF@ Sưu tập
|