Theo một nghiên cứu mới được tiết lộ, những người mắc chứng rối loạn sử dụng rượu (AUD) và trầm cảm trải qua mức độ kích thích và khoái cảm cao khi say rượu, tương tự những người uống rượu nhưng không bị trầm cảm.
Theo Medical Xpress, phát hiện này đi ngược lại quan niệm lâu đời rằng niềm vui khi uống rượu sẽ giảm dần khi nghiện, và rằng việc uống rượu để say chủ yếu là nhằm giảm bớt cảm giác tiêu cực như một h́nh thức tự điều trị.
Cải thiện phương pháp điều trị nghiện rượu
"Chúng ta thường tin rằng mọi người uống rượu quá mức khi họ cảm thấy chán nản và rằng đó là một cách tự chữa lành", tiến sĩ Andrea King, giáo sư tâm thần học và thần kinh hành vi tại Đại học Chicago, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết. Tiến sĩ Andrea King đă tiến hành nghiên cứu về phản ứng của con người với rượu trong nhiều thập kỷ để t́m hiểu những yếu tố dẫn đến nghiện.
"Trong nghiên cứu này, bằng cách theo dơi hành vi uống rượu trong môi trường tự nhiên và sử dụng báo cáo thời gian thực trên điện thoại thông minh, những người tham gia mắc AUD và rối loạn trầm cảm báo cáo họ cảm nhận được tác dụng tích cực từ rượu một cách rơ rệt và kéo dài, tương tự những người không bị trầm cảm".
Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí American Journal of Psychiatry, thách thức các quan niệm truyền thống về tác động của rượu đối với những người bị trầm cảm và uống quá mức.
Rượu làm giảm cảm giác tiêu cực ở mức rất nhỏ
Nghiên cứu này đă theo dơi 232 người từ 21 đến 35 tuổi trên khắp nước Mỹ - giai đoạn hầu hết mọi người có xu hướng uống rượu nhiều nhất trong đời.
Một nửa số người tham gia đáp ứng tiêu chí mắc AUD trong năm gần nhất, được chia thành hai nhóm có hoặc không có tiền sử trầm cảm nặng.
Thông qua điện thoại thông minh, người tham gia trả lời các câu hỏi mỗi 30 phút trong ba giờ liên tục khi uống rượu và trong một ngày không uống rượu.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rượu có làm giảm cảm giác tiêu cực, nhưng mức độ giảm khá nhỏ và không đặc trưng cho nhóm người mắc AUD hay trầm cảm.
"Trong gần một thập kỷ, nhóm nghiên cứu đă cải tiến các phương pháp sử dụng công nghệ di động để đo lường tác động lâm sàng của rượu trong thời gian thực ở những người mắc AUD và có nguy cơ gặp vấn đề liên quan đến rượu", đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Daniel Fridberg, phó giáo sư tâm thần học và thần kinh hành vi tại Đại học Chicago, cho biết.
Phát hiện của nghiên cứu đặt ra nghi vấn về giả thuyết phổ biến rằng nghiện rượu là do năo bộ cố gắng duy tŕ sự ổn định sau nhiều lần uống rượu.
Giả thuyết này cho rằng "mặt tối của nghiện" làm thay đổi hệ thống năo bộ liên quan đến căng thẳng và phần thưởng, dẫn đến việc con người chuyển từ uống v́ khoái cảm sang uống để tránh hội chứng cai và căng thẳng.
Tuy nhiên tác động của rượu lên năo bộ rất phức tạp, việc hiểu rơ các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mắc AUD và trầm cảm rất quan trọng để xác định và can thiệp sớm.