NATO cân nhắc triển khai quân nếu Mỹ tấn công Greenland
Tờ Telegraph (Anh) ngày 7/2 đưa tin, các nước NATO đă thảo luận về việc triển khai quân đội tới Greenland để đáp trả việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa điều động quân đội Mỹ chiếm quyền kiểm soát ḥn đảo của Đan Mạch.
Tờ báo Anh dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết, ngoài các cuộc thảo luận bên trong trụ sở NATO tại Brussels, Đức nằm trong số hàng chục thành viên châu Âu trong liên minh đă tổ chức các cuộc thảo luận riêng, không chính thức về "những ǵ quân đội NATO sẽ làm" nếu Tổng thống Mỹ biến lời đe dọa của ḿnh thành hiện thực.
Thậm chí, trong các cuộc thảo luận này, đă có những câu hỏi đặt ra về việc liệu Điều 5 – Điều khoản pḥng thủ chung của liên minh quân sự phương Tây – có thể được viện dẫn trong trường hợp Mỹ dùng biện pháp quân sự với một quốc gia thành viên NATO hay không.
Theo tạp chí Army Recognition (Bỉ), tổng số quân của 32 quốc gia thành viên NATO là 3,418 triệu, trong đó không tính Mỹ là 2,118 triệu.
NATO đang cân nhắc triển khai quân nếu ông Trump dùng biện pháp quân sự với Greenland. Ảnh: FT
Trước đó, ngay khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng, ông Trump đă công khai tuyên bố rằng, ông đang cân nhắc tới việc tiếp quản Greenland – lănh thổ tự trị của Đan Mạch – bằng vũ lực.
Nhà lănh đạo Mỹ nhấn mạnh, sẽ là một "hành động không thân thiện" nếu Copenhagen từ chối từ bỏ ḥn đảo ở Bắc Cực này, trong khi cả Nga và Trung Quốc đều đang nỗ lực tăng cường sự hiện diện của họ trong khu vực.
Robert Brieger – Tướng quân đội Áo phụ trách Ủy ban quân sự của Liên minh châu Âu (EU) cho biết, việc triển khai lực lượng do Brussels dẫn đầu đến Greenland sẽ gửi đi một "tín hiệu mạnh mẽ".
Thủ tướng Đức Olaf Scholz - người chỉ trích ông Trump mạnh mẽ nhất ở châu Âu về vấn đề Greenland - tuyên bố rằng "biên giới không bị di chuyển bằng vũ lực". Ông nhấn mạnh đây là một nguyên tắc quốc tế quan trọng.
Trong các cuộc thảo luận bên trong trụ sở NATO tại Brussels, các quốc gia thành viên đă cân nhắc liệu Điều 5 - quy định rằng một cuộc tấn công quân sự bất kỳ vào nước thành viên sẽ được coi là một cuộc tấn công vào toàn bộ liên minh NATO - có thể được viện dẫn hay không nếu ông Trump sử dụng phương án quân sự với Greenland.
Tuy nhiên, phương án này nhanh chóng bị loại trừ v́ nó đ̣i hỏi sự ủng hộ nhất trí của cả 32 quốc gia thành viên NATO, bao gồm cả Mỹ. Điều lệ pḥng thủ chung mới chỉ được kích hoạt đúng 1 lần trong lịch sử của liên minh NATO, sau các cuộc tấn công ngày 11/9 vào Mỹ.
Trong khi đó, Điều 4 - cho phép một quốc gia thành viên yêu cầu tổ chức các cuộc tham vấn khẩn cấp nếu "toàn vẹn lănh thổ, độc lập chính trị hoặc an ninh" của họ bị đe dọa - được coi là biện pháp phù hợp hơn. Điều khoản này thường được xem xét trong bối cảnh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp như một cơ chế tốt nhất để giải quyết căng thẳng giữa các đồng minh.
Một lựa chọn thứ ba đang được tranh luận là sử dụng quân đội NATO để lấp đầy các khoảng trống an ninh ở Bắc Cực nhằm giải quyết những lo ngại của Tổng thống Mỹ.
Băng tan ở khu vực này đang tạo ra các tuyến đường vận chuyển mới và mở ra cơ hội tiếp cận các nguyên tố đất hiếm, mà cả Nga và Trung Quốc đều đang t́m cách kiểm soát.
Trước đó, ông Trump bày tỏ lo ngại v́ căn cứ Không gian Pituffik ở tây bắc Greenland đang được Mỹ sử dụng cho các hệ thống cảnh báo tên lửa quan trọng, cũng như giám sát vệ tinh và không gian.
Tổng thư kư NATO, Mark Rutte, đă cố gắng làm dịu những lời đe dọa của ông Trump bằng cách đề xuất để liên minh tăng cường sự hiện diện ở Bắc Cực. Trong phát biểu đầu tuần này, ông nói: "Rơ ràng là ông Trump đă đúng khi nói về khu vực phía bắc, rằng chúng ta phải làm nhiều hơn nữa".
Về phần ḿnh, Đan Mạch vừa đồng thời tăng cường sự hiện diện quân sự ở Greenland, vừa t́m cách xoa dịu Mỹ. Copenhagen mới đây đă công bố kế hoạch chi 1,5 tỷ USD cho 2 tàu tuần tra mới, cùng 2 máy bay không người lái và tiến hành thêm các cuộc tuần tra để tăng cường an ninh trên đảo.
Báo Nga: Moscow có thể can thiệp định đoạt số phận Greenland
Cùng đề cập tới vấn đề Greenland trong ngày 7/2, theo kênh truyền h́nh Ren TV (Nga), tuyên bố của ông Trump về việc kiểm soát Greenland đă có một bước ngoặt bất ngờ.
Ngay lập tức, một số quốc gia đă tuyên bố quyền tham gia vào việc xác định tương lai t́nh trạng pháp lư quốc tế của ḥn đảo lớn nhất thế giới này, và trong danh sách đó có thể có cả Nga.
"Ít nhất, đất nước chúng ta cũng có những cơ sở nhất định để tham gia vào việc này" – Ren TV cho hay.
Theo tờ báo, năm 1814, phần lớn Greenland chưa được đưa vào bản đồ. Việc khám phá tích cực các khu vực c̣n lại của ḥn đảo này chỉ bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XIX. Quá tŕnh này có sự tham gia của công dân nhiều nước.
Sau khi hoàn thành việc lập bản đồ ḥn đảo, vấn đề xác định t́nh trạng pháp lư quốc tế của Greenland mới được đặt ra. Theo quy định của thời đó, tất cả các quốc gia có đại diện tham gia vào quá tŕnh khám phá ḥn đảo này phải được mời tham gia định đoạt vấn đề.
Do đó, vào năm 1919, Đan Mạch đă gửi yêu cầu tới các quốc gia khác để công nhận chủ quyền của ḿnh đối với Greenland.
Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Ư và Thụy Điển đều đă công nhận quyền tài phán của Đan Mạch đối với Greenland. Tuy nhiên, Washington và London đă đưa ra các điều khoản bảo lưu. Người Mỹ giữ quyền ưu tiên mua lại ḥn đảo trong trường hợp Copenhagen quyết định bán nó, và người Anh cũng đưa ra điều khoản tương tự.
Chỉ có Na Uy phản đối chủ quyền của Đan Mạch, khiến tranh chấp về khu vực này được đưa ra Ṭa án Quốc tế. Tới năm 1993, cơ quan này đưa ra phán quyết công nhận chủ quyền của Đan Mạch đối với toàn bộ ḥn đảo. Từ thời điểm đó, Greenland chính thức trở thành một lănh thổ của Đan Mạch.
Tuy nhiên, theo Ren TV, vấn đề nằm ở chỗ Đan Mạch đă không gửi yêu cầu công nhận chủ quyền đối với Greenland đến tất cả các quốc gia liên quan. Cụ thể, yêu cầu đă không được gửi đến nước Nga Xô Viết (giai đoạn chuyển tiếp từ Đế quốc Nga sang Liên Xô), khiến nước này không có cơ hội đưa ra quan điểm chính thức của ḿnh.
Do đó, theo Ren TV, trong bối cảnh Tổng thống Trump đang muốn kiểm soát Greenland, Liên bang Nga có thể tham gia cùng định đoạt số phận ḥn đảo này, đặc biệt là khi xét đến thực tế Greenland có thể được Mỹ sử dụng để đưa ra các yêu sách lănh thổ đối với Nga.
Trước đó, đầu tháng 1 năm nay, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga đang theo dơi sát sao những diễn biến gần đây xung quanh các tuyên bố của Mỹ đối với Canada và Greenland.
Đại sứ Nga tại Đan Mạch Vladimir Barbin kêu gọi Mỹ "không can thiệp vào tương lai chính trị của Greenland", đồng thời cảnh báo Moscow sẽ phản ứng trong trường hợp "t́nh h́nh ở Bắc Cực trở nên xấu thêm".
"Những nỗ lực đảm bảo an ninh quốc gia của Mỹ bằng cách gây tổn hại đến lợi ích của các quốc gia khác có thể khiến t́nh h́nh ở Bắc Cực xấu đi thêm nữa, điều mà Nga sẽ tính đến khi lập kế hoạch quân sự" – Đại sứ Barbin nhấn mạnh.
Tới cuối tháng 1, nghị sĩ Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) Vitaly Milonov đă đưa ra một đề xuất "gây sốc" rằng Greenland nên được sáp nhập vào Nga.
Ông Milonov lập luận rằng, Greenland và Nga có sự gắn kết về mặt ngôn ngữ và văn hóa do người bản địa Greenland nói một ngôn ngữ có họ hàng với tiếng của người Inuit ở Siberia, Nga.
"Greenland có thể trở thành một chủ thể mới của Liên bang Nga, ví dụ như Cộng ḥa Nhân dân Greenland. Người Greenland cần được bảo vệ khỏi ách thống trị của Đan Mạch" - ông Milonov tuyên bố.
Vietbf@Sưu tập