Theo như có đến 79 quốc gia - tức gần 2/3 trong số 125 thành viên của Ṭa H́nh Sự Quốc Tế - CPI đă kư vào một tuyên bố chung lên án quyết định chống lại sắc lệnh trừng phạt của tổng thống Mỹ Donald Trump, khi tuyên bố khẳng định chung về «sự ủng hộ liên tục và không lay chuyển» đối với Ṭa H́nh Sự Quốc Tế, «trụ cột của hệ thống tư pháp quốc tế».
![](https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=2487698&stc=1&d=1739027222)
Trụ sở Ṭa Án H́nh Sự Quốc Tế - CPI tại La Haye, Hà Lan. © DS
Hôm qua, 07/02/2025, ít giờ sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump kư sắc lệnh trừng phạt các thành viên của Ṭa H́nh Sự Quốc Tế - CPI, 79 quốc gia - tức gần 2/3 trong số 125 thành viên của CPI - đă kư vào một tuyên bố chung lên án quyết định của ông Trump. Tuyên bố nói trên do Pháp, Đức và nhiều nước châu Âu khởi xướng.
Tuyên bố chung khẳng định « sự ủng hộ liên tục và không lay chuyển » đối với Ṭa H́nh Sự Quốc Tế, « trụ cột của hệ thống tư pháp quốc tế », chịu trách nhiệm xét xử « các tội ác quốc tế nghiêm trọng nhất và mang lại công lư cho các nạn nhân ».
Theo AFP, chính quyền Ukraina hôm qua bày tỏ hy vọng là Ṭa H́nh Sự Quốc Tế tiếp tục điều tra về các công dân Nga bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh tại Ukraina. Năm 2023, Ṭa H́nh Sự Quốc Tế, có trụ sở tại La Haye, đă ban hành lệnh bắt giữ tổng thống Nga Vladimir Putin, bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, khi trục xuất bất hợp pháp hàng trăm trẻ em khỏi Ukraina. Việc thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bị Ṭa phát lệnh bắt giữ là một trong các lư do khiến Donald Trump đưa ra sắc lệnh nói trên.
Về tuyên bố chung của 79 nước chống sắc lệnh của tổng thống Mỹ, từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Bénazet cho biết cụ thể :
« Tuyên bố phản đối sắc lệnh của tổng thống Mỹ để biểu thị sự ủng hộ đối với Ṭa Án H́nh Sự Quốc Tế đă được 79 quốc gia trên thế giới kư tên. Tuyên bố nhấn mạnh quyết định của Donald Trump “làm tăng nguy cơ không bị trừng phạt đối với những tội ác nghiêm trọng nhất và đe dọa làm suy yếu luật pháp quốc tế”.
Những người khởi xướng văn bản này bao gồm nhiều nước châu Âu, như Slovenia và Luxembourg, cùng với Pháp và Đức. Có một nước châu Âu là ngoại lệ : thủ tướng Hungary Viktor Orban muốn rút Hungary khỏi Quy chế Roma, văn bản sáng lập Ṭa án quốc tế này.
Ủy Ban Châu Âu cho biết “có khả năng có các biện pháp đáp trả”. Bruxelles không nêu chi tiết, nhưng rơ ràng đây là luật ngăn chặn, đă được thông qua gần ba mươi năm trước để chống lại lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Libya, Iran và Cuba. Luật này đơn giản là cấm công dân Liên Âu hoặc các công ty châu Âu tuân thủ các quyết định của nước ngoài và c̣n trao cho họ quyền khiếu nại lên các ṭa án châu Âu. »
Theo Reuters, tổng thống Mỹ đă kư sắc lệnh hành pháp nói trên sau khi nỗ lực của đảng Cộng Ḥa nhằm thông qua luật trừng phạt Ṭa H́nh Sự Quốc Tế bị phe Dân Chủ trong Thượng Viện ngăn chặn hồi tuần trước.
Vẫn theo một số các nguồn tin của Reuters, Ṭa án đă dự kiến trước một số biện pháp bảo vệ nhân viên trước các lệnh trừng phạt có thể của Hoa Kỳ, với việc « trả lương trước ba tháng », không để hoạt động xét xử của ṭa án bị tê liệt.