Chọn địa điểm phù hợp, giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi hợp lư, chuẩn bị vật dụng y tế cần thiết giúp người bị thấp khớp an toàn hơn khi du lịch đầu năm.
Phong thấp (thấp khớp) là bệnh lư mạn tính ảnh hưởng đến các khớp xương, thường gây đau nhức, cứng khớp, nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với môi trường ẩm lạnh.
Bác sĩ Hoàng Quyết Tiến, Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết các triệu chứng của bệnh có thể trở nặng hơn khi cơ thể phải vận động nhiều, nghỉ ngơi không đủ hoặc chịu tác động từ thời tiết khắc nghiệt. Người bị phong thấp cần chú ư chăm sóc sức khỏe trong những ngày đi chơi xa, từ giữ ấm cơ thể, chuẩn bị thuốc men đến duy tŕ vận động hợp lư để đảm bảo chuyến đi an toàn và thoải mái.
Chọn địa điểm phù hợp
Người bị thấp khớp thường nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết, nhất là môi trường ẩm ướt hoặc lạnh giá. Khi lên kế hoạch du lịch, hăy ưu tiên các địa điểm có khí hậu ấm áp, tránh nơi có độ ẩm cao như vùng núi sương mù hoặc vùng biển lạnh. Nếu không thể thay đổi địa điểm, hăy chọn thời điểm giữa trưa hoặc đầu giờ chiều khi nhiệt độ ổn định nhất.
Giữ ấm cơ thể đúng cách
Để hạn chế các triệu chứng phong thấp trở nặng trong thời tiết lạnh khi đi chơi, người bệnh cần giữ ấm cơ thể. Nên chọn trang phục đủ ấm, kín gió nhưng vẫn đảm bảo dễ vận động, nhất là khi tập trung giữ ấm các vùng nhạy cảm như khớp gối, khuỷu tay và cột sống. Sử dụng các loại băng bảo vệ hoặc khăn quấn chuyên dụng giúp duy tŕ nhiệt độ ổn định cho các khớp. Hăy trang bị thêm phụ kiện như găng tay, tất ấm và giày chống thấm nước để bảo vệ cơ thể khi di chuyển trong môi trường lạnh hoặc ẩm ướt.
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2488616&stc=1&d=1739198932)
Giữ ấm, bảo vệ cơ thể trong những chuyến du xuân để không ảnh hưởng đến các khớp. Ảnh: Quỳnh Ly
Lưu ư chế độ ăn uống và nghỉ ngơi
Trong các chuyến đi, thay đổi thói quen ăn uống và nghỉ ngơi có thể làm nặng thêm t́nh trạng viêm khớp. Người bệnh nên hạn chế thực phẩm kích thích viêm như đồ chiên, nhiều đường, rượu bia và ưu tiên bổ sung cá giàu omega-3, rau xanh giàu chất xơ. Tránh di chuyển hoặc đứng quá lâu, sắp xếp lịch tŕnh xen kẽ giữa nghỉ ngơi và tham quan để giảm áp lực lên các khớp.
Duy tŕ vận động nhẹ nhàng
Dù đi bộ hay leo dốc trong chuyến đi có thể gây áp lực lên các khớp, người bệnh vẫn cần duy tŕ vận động nhẹ nhàng hỗ trợ tuần hoàn máu và giảm căng cứng khớp. Trước khi di chuyển, người bệnh nên khởi động để làm nóng cơ bắp và khớp. Trong quá tŕnh tham quan, cần nghỉ giữa chừng để tránh t́nh trạng khớp bị quá tải. Nếu cần, hăy sử dụng gậy hỗ trợ hoặc các dụng cụ bảo vệ khớp để giảm nguy cơ chấn thương và tăng sự thoải mái khi di chuyển.
Chuẩn bị thuốc và vật dụng y tế cần thiết
Người bị thấp khớp nên mang theo đầy đủ thuốc điều trị như thuốc giảm đau và kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng trong chuyến đi. Chuẩn bị thêm cao xoa bóp giúp giảm nhanh cơn đau khi khớp bị nhức và miếng dán giữ nhiệt có thể làm dịu cảm giác khó chịu ở các khớp sưng đau, duy tŕ sự thoải mái trong suốt hành tŕnh.
Tránh các hoạt động quá sức
Không nên tham gia các tṛ chơi hoặc hoạt động đ̣i hỏi sức lực như leo núi cao, chèo thuyền hoặc đứng lâu trong lễ hội đông người. Việc này có thể làm nặng thêm triệu chứng đau nhức và dẫn đến nguy cơ chấn thương.
Bác sĩ Tiến khuyên người bị thấp khớp nên đi khám trước chuyến đi để kiểm tra lại t́nh trạng bệnh. Nếu đau khớp nghiêm trọng, cần hoăn chuyến đi và đến bệnh viện chuyên khoa kiểm tra, điều trị kịp thời. Bổ sung các dưỡng chất bổ khớp như Eggshell Membrane (chiết xuất từ màng vỏ trứng), Collagen type 2 không biến tính, Collagen Peptide thủy phân, Turmeric root (chiết xuất nghệ), Chondroitin Sulfate... đều đặn giúp giảm đau, tái tạo sụn khớp, cải thiện vận động khớp.