Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận và cấp cứu nam bệnh nhân 31 tuổi bị đột quỵ.
Người đàn ông 31 tuổi, không có tiền sử mắc bệnh lư mạn tính, nhập viện trong t́nh trạng liệt hoàn toàn nửa người phải, nói khó. Bác sĩ chẩn đoán anh bị nhồi máu năo cấp do tắc động mạch cảnh trong trái.
Tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, bệnh nhân được chụp mạch năo số hóa xóa nền và can thiệp lấy huyết khối.
Sau 20 phút, ê-kíp đă lấy ra 6 mảnh huyết khối (2x2 mm), tái thông hoàn toàn mạch máu năo.
Sau can thiệp 1 ngày, người bệnh tỉnh táo, vận động tay và chân phải có cải thiện, tiếp tục được theo dơi điều trị phục hồi chức năng và tầm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ, đồng thời có chiến lược theo dơi và điều trị dự pḥng đột quỵ tái phát.
Bệnh nhân đột quỵ đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Ảnh: BVCC/Znews
ThS.BS. Hoàng Quốc Việt - Phó Khoa Cấp cứu và Điều trị tích cực thần kinh - đột quỵ, Trung tâm Đột quỵ - cho biết: Số lượng người bệnh đột quỵ nặng và trẻ hóa có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, tỉ lệ người bệnh từ 18-45 tuổi mà trung tâm tiếp nhận đă tăng gấp đôi so với các năm trước.
Những yếu tố nguy cơ làm gia tăng đột quỵ ở người trẻ liên quan đến các bệnh lư miễn dịch, di truyền và đặc biệt do tác động của lối sống bao gồm: sử dụng thuốc tránh thai, lạm dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, thừa cân béo ph́, lười vận động, thức khuya, căng thẳng trong cuộc sống, công việc; đặc biệt, nhiều người nghĩ ḿnh c̣n trẻ, khỏe nên không khám sức khỏe định kỳ, chỉ tới khi đột quỵ vào viện mới phát hiện ḿnh mắc các bệnh nền như huyết áp, tim mạch…
Người bệnh nếu bị đột quỵ không được cấp cứu trong "giờ vàng" (4,5 giờ đầu sau khi có triệu chứng đột quỵ) th́ cơ hội phục hồi rất khó khăn, không ít người đă tàn phế, mất khả năng tự chăm sóc bản thân, mất sức lao động.
Để pḥng ngừa nguy cơ trẻ hóa đột quỵ, theo PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ Tp.HCM, Trưởng khoa Bệnh lư mạch máu năo (Bệnh viện Nhân dân 115), người trẻ cần nhận thức đúng về nguy cơ đột quỵ, từ đó nghiêm túc duy tŕ lối sống khoa học.
Hạn chế thức khuya, tránh t́nh trạng ngủ ít, thiếu ngủ; nghỉ ngơi hợp lư, tránh căng thẳng kéo dài. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lư, ăn nhiều rau, củ, quả và trái cây, hạn chế đồ ăn nhanh; tránh uống rượu, bia, đồ uống có cồn, nước có gas.
Không sử dụng các chất kích thích, thường xuyên tập thể dục thể thao, tham gia các hoạt động thể lực, hạn chế ngồi một chỗ quá lâu. Khám sức khỏe và tầm soát đột quỵ định kỳ, khám và điều trị, kiểm soát hiệu quả các bệnh lư liên quan như: tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường… giúp pḥng ngừa đột quỵ ở người trẻ hiệu quả.