Việc Tổng thống Donald Trump quay lưng và liên tục buông lời chỉ trích nặng nề nhắm thắng vào Tổng thống Volodymyr Zelensky đă khiến Ukraine không c̣n lựa chọn tốt nào khi nước này sắp bước vào năm thứ 4 chiến tranh với Nga, theo Miami Herald.
Trong nhiều tháng, ông Zelensky đă cố gắng đi trên một ranh giới mong manh giữa việc tiếp cận ông Trump, người đă hứa sẽ nhanh chóng đạt được thỏa thuận chấm dứt chiến tranh, và bảo vệ yêu cầu rằng Ukraine phải được đưa vào bất kỳ cuộc đàm phán nào.
Mục tiêu đó càng trở nên khó khăn hơn vào tuần trước, khi ông Trump gọi điện nói chuyện với Tổng thống Nga Putin và chỉ thông báo cho ông Zelensky - cũng như các đồng minh của Ukraine - sau đó.
Thậm chí, mọi hy vọng c̣n lại dường như đă tan biến vào thứ Tư 19/2 khi ông Trump gay gắt lên án ông Zelensky là một "nhà độc tài" v́ không chịu tổ chức bầu cử.
Ông Trump cũng cảnh báo trong một bài đăng trên mạng xă hội rằng, nhà lănh đạo Ukraine "tốt hơn hết là nên hành động nhanh chóng" để đạt được thỏa thuận với Nga "nếu không ông ấy sẽ không c̣n đất nước".
Những b́nh luận trên dường như đánh dấu sự kết thúc của nhiều năm ủng hộ mà Washington dành cho chính quyền của ông Zelensky.
Trong bài phát biểu vào tối thứ Tư, ông Trump tiếp tục chỉ trích ông Zelensky, cáo buộc nhà lănh đạo Ukraine muốn kéo dài cuộc chiến "vô nghĩa" vốn đă tàn phá đất nước ông và giết chết hàng chục ngh́n người đáng lẽ không phải chết.
Một số người ủng hộ Kiev tại Quốc hội Mỹ mô tả những lời chỉ trích của ông Trump đối với ông Zelensky là sự phản bội, trong khi các đồng minh ở châu Âu ủng hộ ông Zelensky tỏ ra sửng sốt, choáng váng và tức giận.
Tuy nhiên, có rất ít dấu hiệu cho thấy sẽ có những hành động cụ thể để làm chậm lại nỗ lực đạt được thỏa thuận Ukraine của ông Trump.
B́nh luận về thái độ của ông chủ Nhà Trắng đối với ông Zelensky nói riêng và Ukraine nói chung, ông Christopher Chivvis, thành viên cấp cao tại Quỹ Carnegie v́ Ḥa b́nh Quốc tế thừa nhận: "Hoàn toàn có khả năng Tổng thống Trump sẽ quyết định từ bỏ Ukraine". Tuy nhiên, ông Chivvis cũng không loại trừ đây là một phần trong chiến thuật đàm phán của ông Trump nhằm đẩy vị thế của Ukraine xuống mức thấp hết mức có thể để buộc họ phải chấp nhận bất cứ thỏa thuận nào trong các cuộc đàm phán đă bắt đầu giữa Nga và Mỹ.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng b́nh luận rằng, các cuộc tấn công vào Zelensky cũng có thể là một nỗ lực của ông Trump nhằm tăng áp lực lên Kiev để buộc họ phải đồng ư kư một thỏa thuận chuyển giao cho Mỹ quyền khai thác khoáng sản có thể có lợi nhuận hàng tỷ USD trong tương lai. Tuần trước, Tổng thống Trump đă cử Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent đến Kiev để kư một dự thảo thỏa thuận cho phép Mỹ được tiếp cận hơn một nửa giá trị khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác của Ukraine để đổi lấy viện trợ. Tuy nhiên, ông Zelensky đă từ chối kư thỏa thuận. Ngay sau đó, ông Trump nổi giận cáo buộc chính phủ Zelensky đă "phá vỡ" thỏa thuận vốn chưa được kư kết này, đồng thời tiếp tục buông hàng loạt lời chỉ trích nặng nề dành cho nhà lănh đạo Ukraine.
Về phần ḿnh, các quan chức Nga đă rất hoan nghênh cách tiếp cận của ông Trump sau khi Tổng thống Mỹ đưa ra quan điểm giống với Moscow rằng việc Ukraine t́m kiếm tư cách thành viên NATO là nguyên nhân gây ra xung đột. "Chưa có nhà lănh đạo phương Tây nào từng nói như vậy trước đây. Đây là tín hiệu cho thấy ông ấy hiểu lập trường của chúng tôi", Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết.
VietBF@ sưu tập
|