Tổng thống Ukraine Zelensky gặp đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 20/2, trong nỗ lực đàm phán nhằm kết thúc chiến tranh ở Ukraine.
Các quan chức Ukraine dường như đang t́m cách xoa dịu t́nh h́nh trong chuyến thăm của đặc phái viên Kellogg đến Ukraine, sau khi ông và Tổng thống Zelensky hoăn cuộc họp báo chung.
Ông Keith Kellogg đến Kiev trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volordymyr Zelensky có những trao đổi gay gắt liên quan đến xung đột Nga - Ukraine.
Người phát ngôn của Tổng thống Ukraine, Serhii Nykyforov, cho biết: "Theo yêu cầu của phía Mỹ, h́nh thức của cuộc họp bao gồm chụp ảnh theo nghi thức ngoại giao và không bao gồm các tuyên bố hay trả lời câu hỏi".
Khi máy quay hướng đến ông Zelensky, ông trả lời nhanh một câu hỏi về t́nh h́nh của ḿnh bằng cách mô tả bản thân đang có "tinh thần chiến đấu".
Viết trên Telegram sau cuộc họp, Tổng thống Ukraine cho biết cuộc tṛ chuyện với Mỹ diễn ra "tốt đẹp... với nhiều chi tiết". Ông viết:
"Chúng tôi đă thảo luận chi tiết về t́nh h́nh trên chiến trường và cách trao trả tất cả tù binh chiến tranh, cũng như các biện pháp đảm bảo an ninh hiệu quả".
Ông cũng khẳng định: "Ukraine sẵn sàng cho một thỏa thuận mạnh mẽ, thực sự có lợi với Tổng thống Mỹ về đầu tư và an ninh". Ông Zelensky cho biết thêm rằng nước này đă đề xuất cách nhanh nhất và mang tính xây dựng nhất để đạt được kết quả, và nhóm của ông sẵn sàng làm việc 24/7.
Trong chuyến thăm Ukraine, ông Kellogg cũng gặp các quan chức quân sự và chính phủ hàng đầu của Ukraine. Vai tṛ của ông trong các nỗ lực ḥa b́nh chưa rơ ràng, v́ Kellogg không tham gia vào các cuộc đàm phán ngày 18/2 giữa Nga - Mỹ tại Ả Rập Xê-út. Một số chuyên gia cho rằng ông bị gạt ra ngoài lề do lập trường ủng hộ Ukraine và Nga phản đối sự tham gia của ông.
Ngoài Ukraine, các nhà lănh đạo châu Âu đang tập hợp lại sau khi Mỹ có những bước đàm phán nhanh chóng với Nga và làm gia tăng sự lo ngại của châu Âu về câu chuyện vẽ lại các liên minh.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự kiến sẽ đến gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Washington vào tuần tới, sau đó sẽ là Thủ tướng Anh Keir Starmer vào cuối tuần. Pháp và Anh, những cường quốc hạt nhân duy nhất trong số các nước châu Âu, đang vạch ra kế hoạch cho một lực lượng "đảm bảo" có thể được triển khai đến Ukraine trong trường hợp có thỏa thuận ngừng bắn.
Đề xuất này sẽ cần Mỹ ủng hộ. Theo kế hoạch, đó sẽ là một lực lượng châu Âu gồm dưới 30.000 quân, không được đồn trú ở bất kỳ tiền tuyến nào, nhưng có thể giúp ngăn chặn tái bùng phát xung đột toàn diện.
Trước đó, ông Macron cũng triệu tập cuộc họp khẩn thứ hai trong tuần với các nhà lănh đạo châu Âu, một số tham dự trực tuyến. Châu Âu đang cố gắng t́m cách phản ứng phối hợp và đạt được sự đồng thuận về việc ủng hộ Ukraine. Sau cuộc họp, ông Macron cho biết Pháp và các đối tác của ḿnh có "lập trường rơ ràng và thống nhất".
Ông nêu ra ba điều kiện cho một “nền ḥa b́nh lâu dài và vững chắc”: Ukraine phải được tham gia, phải có “những đảm bảo mạnh mẽ và đáng tin cậy”, và “phải tính đến” những lo ngại về an ninh của châu Âu.
Điện Kremlin trong khi đó cho rằng việc thảo luận về một đội quân châu Âu ở Ukraine, và đặc biệt là từ các nước NATO, “khiến chúng tôi lo ngại”. Moskva đang “theo dơi rất chặt chẽ vấn đề này”.
Cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, ông Michael Waltz, phát biểu tại cuộc họp báo của Nhà Trắng rằng Tổng thống Mỹ "rất thất vọng" với Tổng thống Ukraine. Ông Waltz ám chỉ đến một thỏa thuận sẽ trao cho Mỹ một phần lợi ích trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Ukraine.
Waltz nói: "Thực tế là ông ấy đă không ngồi vào bàn đàm phán, ông ấy không sẵn ḷng nắm bắt cơ hội mà chúng tôi đưa ra". Ông Waltz cũng phản bác trước những lo ngại rằng Ukraine đang bị loại khỏi các cuộc đàm phán về tương lai của chính ḿnh.