Quân đội Mỹ thường tận dụng các bộ phận c̣n tốt được tháo ra từ các máy bay, xe tải hay xe tăng đă bị hỏng. Nhưng việc lấy xác của hai chiến đấu cơ và hợp nhất chúng lại thành một chiếc khác là điều mới thấy lần đầu.
Không quân Mỹ đă hoàn thành dự án kết hợp những ǵ c̣n sót lại từ hai chiếc F-35A bị hỏng thành một máy bay mới có thể tác chiến hẳn hoi, với biệt danh “Franken-bird".
Dự án này là sự hợp tác giữa Cơ quan quản lư Chương tŕnh F-35 (JPO), Tổ hợp hậu cần hàng không Ogden, Phi đoàn tiêm kích 388 và nhà thầu Lockheed Martin.
Hai phi cơ tiền thân của “Franken-bird” bao gồm một chiếc bị găy bánh đáp mũi vào tháng 6/2020 tại Căn cứ Không quân Hill ở bang Utah, có số hiệu AF-211. C̣n chiếc kia (số hiệu AF-27) th́ bị cháy động cơ nghiêm trọng hồi năm 2014 tại Căn cứ Không quân Eglin, bang Florida. Dù hư động cơ, song mũi của nó không hề hấn ǵ nên họ đă tận dụng để ghép vào phần thân sau của chiếc AF-211.
Người ta đă kết hợp những bộ phận tốt nhất trên hai máy bay cũ để nặn ra chiếc mới, có số đuôi là 5269. Thực sự không hề dễ để lắp mọi thứ vào đúng vị trí và cần phải làm nhiều công đoạn mới đảm bảo nó hoạt động ổn được. Toàn bộ những việc này tốn gần 6 triệu USD, rẻ hơn nhiều số tiền bỏ ra cho một chiếc F-35A mới nguyên (khoảng 82,5 triệu USD). Như vậy Không quân Mỹ đă tiết kiệm được kha khá trong bối cảnh thắt chặt ngân sách hiện nay.
Đội kỹ thuật đă tạo ra những giá đỡ, cầu thang, bánh xe đẩy và một số thiết bị chuyên dụng khác chẳng hạn tay quay để hỗ trợ ghép mọi bộ phận thành một phi cơ có thể xài được. Do phải chế ra các công cụ mới này mà dự án đă kéo dài hơn một năm.
Các kỹ thuật viên đă tỉ mẩn gắn lại bánh đáp ở đúng vị trí, sao cho nó không làm thay đổi trọng tâm của máy bay. Bởi nếu trọng tâm bị lệch th́ việc cất và hạ cánh sẽ mất ổn định.
Họ đă lắp lại toàn bộ hệ thống dây điện cho nó, đồng thời dựng mới hoàn toàn buồng lái cùng hệ thống điện tử hàng không. Công tác này bao gồm lắp đặt phần cứng mới, cấu h́nh phần mềm và thử nghiệm các hệ thống để đảm bảo chúng đáp ứng mọi tiêu chuẩn vận hành. Franken-bird c̣n được tăng khả năng tàng h́nh bằng cách sơn các lớp phủ thích hợp trên nhiều bộ phận.
V́ chỗ ghép nối hai phần thân là nơi "yếu" nhất của Franken-bird nên người ta đă lắp đặt trên khung thân các dải được gọi là 'belly bands' ở đằng trước hai cửa hút gió. Chúng được làm bằng vật liệu composite để gia cố cho thân máy bay.
Sau chuyến bay mở hàng hồi giữa tháng 1, chiếc F-35A “quái vật” này đă được đem tới nhà máy của Lockheed Martin ở Fort Worth, bang Texas để bổ sung lớp phủ tàng h́nh ngay phía sau mũi, nơi chỉ mới có lớp sơn chống ăn ṃn màu xanh. Tiếp đó người ta sẽ đưa nó về Căn cứ Không quân Hill để cho Phi đội tiêm kích số 4 sử dụng.
Theo Lockheed Martin th́ Franken-bird sẽ làm các nhiệm vụ đầu tiên sớm nhất là vào cuối tháng 3.