Theo như có một chiếc trực thăng Hải quân Trung Quốc đă bay cách máy bay tuần tra Philippines 3m như "đối đầu" với nhau trong khoản 30 phút trên không phận xung quanh băi cạn Scarborough, khiến Mỹ đă chỉ trích Trung Quốc v́ có hành vi "nguy hiểm" và lên án các cuộc diễn tập nguy hiểm của trực thăng của Hải quân Trung Quốc và kêu gọi Bắc Kinh kiềm chế các hành vi cưỡng ép và giải quyết các tranh chấp của ḿnh .
Một trực thăng của hải quân Trung Quốc đă bay cách máy bay tuần tra của Philippines 3m trên không phận xung quanh băi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) hôm 18/2, theo giới chức Manila.
Hôm 19/2, MaryKay Carlson, đại sứ Mỹ tại Manila, đă chỉ trích Trung Quốc về những động thái mới nhất này.
Nữ Đại sứ lên án các cuộc diễn tập nguy hiểm của trực thăng của Hải quân Trung Quốc và kêu gọi Bắc Kinh kiềm chế các hành vi cưỡng ép và giải quyết các tranh chấp của ḿnh một cách ḥa b́nh theo luật pháp quốc tế
Các đại diện truyền thông nước ngoài có mặt trên máy bay của Philippines cho biết máy bay 2 nước đă có một cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài 30 phút, khi chiếc trực thăng của Trung Quốc áp sát máy bay Philippines.
"Các anh đang bay quá gần, các anh rất nguy hiểm và gây nguy hiểm đến tính mạng của phi hành đoàn", phi công Philippines nói với phi hành đoàn Trung Quốc qua radio.
- Ảnh 1.
Phi công Trung Quốc, nh́n từ máy bay Philippines trong vụ việc hôm 18/2. Ảnh: Getty
Thời gian gần đây, căng thẳng trên biển giữa 2 nước đă gia tăng liên quan đến băi cạn Scarborough.
Băi cạn này chỉ có một lối vào duy nhất, với vùng nước bên trong rộng khoảng 150 km2 từng được coi là ngư trường truyền thống của ngư dân Philippines.
Năm 2012, Trung Quốc đă kiểm soát băi cạn này và đẩy các tàu công vụ và tàu cá của Philippines ra khỏi khu vực.
Dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos Jr, Philippines đă nối lại mối quan hệ chặt chẽ với Washington, sau khi người tiền nhiệm Rodrigo Duterte "chuyển hướng" sang Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Mỹ Mark Rubio đă duy tŕ liên lạc chặt chẽ với người đồng cấp Philippines, hai ngoại trưởng đă có cuộc thảo luận gần đây nhất vào tuần trước bên lề Hội nghị An ninh Munich.
Trong tuyên bố vào thứ Tư ngày 19/2, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đă đề cập đến thỏa thuận quốc pḥng giữa hai quốc gia, khẳng định rằng Hiệp ước Pḥng thủ chung giữa 2 nước "mở rộng sang các cuộc tấn công vũ trang vào lực lượng vũ trang, tàu thuyền hoặc máy bay công cộng của Philippines – bao gồm cả tàu thuyền của lực lượng bảo vệ bờ biển – ở bất kỳ nơi nào trên Biển Đông".
Vụ việc hôm 18/2 xảy ra một tuần sau khi Úc cáo buộc một phi công Trung Quốc có hành động không an toàn trên Biển Đông.
Giới chức Úc cho biết một máy bay phản lực của Trung Quốc đă thả pháo sáng cách máy bay do thám P-8 của Úc 30 mét.
Bắc Kinh đă cảnh báo Washington và các đồng minh không can thiệp vào các vấn đề hàng hải đang diễn ra ở khu vực.
Theo diễn biến mới nhất được Reuters đưa tin hôm 21/2, quân đội Trung Quốc tuyên bố đă cảnh báo và xua đuổi 3 máy bay Philippines "xâm phạm trái phép" không phận.
Trung Quốc đă ngang nhiên tuyên bố chủ quyền phi pháp đối với hầu hết diện tích Biển Đông. Năm 2016, Phán quyết của ṭa trọng tài PCR ở The Hague, Hà Lan, đă bác bỏ yêu sách của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh không công nhận phán quyết.