Mỹ đang cắt giảm mạnh viện trợ toàn cầu cho các nước đang phát triển. Các chính phủ, nhà từ thiện, các tổ chức y tế và phát triển toàn cầu bắt đầu cấp bách thảo luận, tập trung vào một câu hỏi quan trọng: Ai sẽ lấp đầy khoảng trống Mỹ để lại?
Nhà tài trợ lớn
Năm 2024, Mỹ đă đóng góp khoảng 12 tỉ USD cho y tế toàn cầu. Số tiền này được tài trợ cho việc điều trị HIV và pḥng ngừa các bệnh nhiễm trùng mới; vaccine cho trẻ em ngừa bệnh bại liệt, bệnh sởi và viêm phổi; nước sạch cho người tị nạn; các xét nghiệm và thuốc điều trị sốt rét.
Nhà tài trợ lớn thứ hai là Quỹ Gates – quỹ do tỉ phú Bill Gates góp vốn. Trong năm 2023, bộ phận y tế toàn cầu của quỹ có ngân sách là 1,86 tỉ USD.Khoảng 85% viện trợ của Mỹ cho y tế toàn cầu đă được chuyển đến các chương tŕnh dành cho các quốc gia châu Phi. Đối với Somalia, viện trợ của Mỹ chiếm 25% toàn bộ ngân sách của chính phủ. Tại Tanzania, Mỹ tài trợ cho phần lớn dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, theo tờ The New York Times.
Mỹ cũng là nhà tài trợ lớn nhất cho Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) – tổ chức cung cấp vaccine thiết yếu cho các quốc gia đang phát triển – và cho Quỹ Toàn cầu Pḥng chống AIDS, Lao và Sốt rét. Khi được hỏi về cam kết đối với các cơ quan này cũng như các cơ quan đa phương khác, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết các chương tŕnh đang được xem xét để xem liệu chúng có phù hợp với lợi ích quốc gia hay không và rằng nguồn tài trợ sẽ chỉ tiếp tục cho những chương tŕnh đáp ứng được điều kiện này.
Viện trợ của Mỹ thường được phân phối thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và Viện Y tế Quốc gia Mỹ. Cả hai cơ quan này hiện là đối tượng của những biện pháp cải cách mạnh do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra.
Tổng thống Trump cũng thông báo rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trước t́nh h́nh này, WHO đang lên kế hoạch cắt giảm ngân sách cho giai đoạn 2026 – 2027.
Theo Tiến sĩ Ntobeko Ntusi – giám đốc điều hành của Hội đồng nghiên cứu y khoa Nam Phi, "Không ai có thể dễ dàng lấp đầy khoảng trống mà Mỹ để lại".
"Hầu hết nước láng giềng của chúng ta trên lục địa [châu Phi] hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ để mua hầu hết loại thuốc cho các bệnh nhiễm trùng hiện có. Tôi không nghĩ các chính phủ có thể có đủ nguồn lực để đối phó ngay lập tức. Và v́ vậy, tôi nghĩ sẽ có hậu quả tàn khốc đối với nhiều khu vực” – tiến sĩ Ntusi nói.
Ai sẽ tham gia viện trợ?
Theo The New York Times, hiện không có dấu hiệu nào cho thấy các nước G7 khác, Liên minh Châu Âu hoặc các quốc gia có thu nhập cao khác sẽ tăng viện trợ toàn cầu. Thậm chí, Anh, Đức, Pháp, Hà Lan và các nước Scandinavia đều đă cắt giảm viện trợ nước ngoài.
Một số quốc gia khác, bao gồm Saudi Arabia và Hàn Quốc, cũng nâng hỗ trợ cho WHO, nhưng đóng góp của các quốc gia này vẫn chưa thể bù đắp hoàn toàn khoảng trống Mỹ để lại.
Trong số các tổ chức phi chính phủ, Ngân hàng Thế giới (WB) là bên có điều kiện tốt nhất để cung cấp hỗ trợ dài hạn cho chi tiêu y tế toàn cầu. Cho đến nay, WB vẫn chưa đề cập nhiều về vấn đề này.
Theo The New York Times, WB có thể cung cấp hỗ trợ cho các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề do lệnh cắt giảm tài trợ của Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ là bên đóng góp nhiều nhất cho WB nên chính quyền ông Trump cũng có thể gây ảnh hưởng lên những quyết định của WB.Nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc (TQ) là bên có đủ nguồn lực để lấp khoảng trống do Mỹ để lại trong viện trợ toàn cầu. TQ tài trợ đáng kể cho các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước châu Phi trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, cho đến nay, TQ tỏ ra ít quan tâm đến việc hỗ trợ các chương tŕnh y tế toàn cầu hoặc cung cấp các khoản tài trợ ở quy mô gần bằng mức của USAID. Theo nghiên cứu của Đại học William & Mary (Mỹ), TQ cung cấp khoảng 6,8 tỉ USD/năm dưới dạng các khoản tài trợ và các khoản vay chi phí thấp.
Có nỗ lực nhưng vẫn khó có thể lấp đầy
Các tổ chức từ thiện vốn từ lâu đă hoạt động trong lĩnh vực y tế toàn cầu. Tuy nhiên, các tổ chức này cũng thường xuyên đối mặt t́nh trạng quá tải.
“Tôi đă nói chuyện với một số tổ chức từ thiện. Tất cả đều nói rằng chúng tôi đang bị ngập trong những lời kêu gọi ‘giúp chúng tôi, giúp chúng tôi, giúp chúng tôi’ và tôi nghĩ họ đang cố gắng hỗ trợ những khu vực bị ảnh hưởng nhỏ” – bà Sheila Davis, giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Partners in Health, cho biết.
Quỹ Gates cũng cảnh báo những người nhận tài trợ rằng họ không thể bù đắp được khoảng trống do Mỹ để lại. Ngoài việc tài trợ cho các chương tŕnh y tế toàn cầu, tổ chức này c̣n hỗ trợ nghiên cứu y tế và là một nhà tài trợ lớn cho GAVI.
“Không có quỹ nào, hay nhóm quỹ nào, có thể cung cấp nguồn tài trợ, năng lực lực lượng lao động, chuyên môn hoặc sự lănh đạo mà Mỹ từng cung cấp để chống lại và kiểm soát các bệnh chết người và giải quyết nạn đói nghèo trên toàn thế giới” – theo ông Rob Nabors, giám đốc của Quỹ Gates tại Bắc Mỹ.
Một số nguồn tin xác nhận Quỹ Gates tiếp tục tài trợ cho các nghiên cứu và chương tŕnh trong các lĩnh vực mà quỹ đă hoạt động, nhưng sẽ không mở rộng đáng kể.
Ông John-Arne Røttingen – giám đốc điều hành của Quỹ Wellcome Trust (một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho nghiên cứu sức khỏe toàn cầu) – cho biết quỹ đang “t́m những lựa chọn” trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, ông cho biết sự giúp đỡ của họ sẽ chỉ là "giọt nước giữa đại dương so với những ǵ các chính phủ trên khắp thế giới cần cung cấp".
Một số tổ chức nhỏ như Quỹ Founders Pledge đă bắt đầu "các quỹ cầu nối", dao động từ khoảng 20 triệu USD đến 200 triệu USD, để cố gắng lấp đầy các khoảng trống trước mắt. Tuy nhiên, phần lớn các tổ chức từ thiện lớn đến nay vẫn chọn giữ im lặng.
T́nh h́nh này khiến nhiều nước châu Phi phải xem xét lại hoạt động nhận viện trợ của họ.Tại Nigeria, gần 28.000 nhân viên chăm sóc sức khỏe trong nước từng được USAID trả lương toàn bộ hoặc một phần. Tổ chức này cũng chi trả 3/4 hóa đơn cho thuốc và bộ dụng cụ xét nghiệm cho 1,3 triệu người Nigeria đang sống chung với HIV.
Bộ trưởng Y tế Nigeria – ông Muhammad Pate cho biết Nigeria sẽ nhanh chóng cần t́m ra những cách thức hoạt động mới, bao gồm việc thúc đẩy sản xuất một số mặt hàng y tế trong nước. "Có thể không được sang trọng như vậy, nhưng ít nhất th́ việc sản xuất cũng có ích" – ông Pate cho biết.
Bà Deisy Ventura – giáo sư về đạo đức sức khỏe toàn cầu tại Đại học Săo Paulo (Brazil) – cho rằng sự thay đổi này có thể mở ra cơ hội cho các quốc gia khác phát huy ảnh hưởng mới.
"Sự rút lui của Mỹ có thể mở ra không gian cho các nhà lănh đạo mới ngay bây giờ. Điều quan trọng đối với các quốc gia ở nam bán cầu là chúng tôi đă h́nh dung ra một sự phối hợp quốc tế về chuẩn bị và ứng phó khẩn cấp mà không có Mỹ hỗ trợ" – bà nói.
|
|