Theo như trong lúc hiện t́nh h́nh đang trở nên nghiêm trọng cho lănh đạo các nước châu Âu đang hối hả đến Washington với hy vọng t́m cách cứu văn liên minh, sau khi lập trường quay ngoắt của tổng thống Mỹ Donald Trump về Ukraina đă làm lung lay đến tận nền móng của liên minh xuyên Đại Tây Dương khi ông Donald Trump «xoay trục» sang Nga .

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại tư dinh Mar-a-Lago ở Palm Beach, bang Florida, Hoa Kỳ, ngày 09/01/2025. AP - Evan Vucci
Hôm nay, 24/02, tổng thống Pháp Emmauel Macron, giữa tuần này, thủ tướng Anh Keir Starmer lần lượt gặp riêng ông Trump tại Nhà Trắng để cố gắng thuyết phục ông tiếp tục ủng hộ Kiev, nh́n lại lập trường về hậu thuẫn an ninh cho châu Âu. Những chuyến công du liên tiếp như vậy cho thấy châu Âu đang thực sự lo ngại cho cái kết của cuộc chiến tranh tại Ukraina cũng như tương lai cho an ninh của lục địa già.
Nỗi lo sợ ngày càng tăng tại các thủ đô châu Âu rằng mối quan hệ đồng minh được xây dựng từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai đang đứng trước nguy cơ tan vỡ khi ông Trump tiếp tục theo đuổi ư định đàm phán trực tiếp với tổng thống Nga Vladimir Putin.
Max Bergmann, giám đốc chương tŕnh châu Âu, Nga và Á Âu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Washington, nói với AFP : « Các nước châu Âu đang tá hỏa chạy khắp các hướng ».
Hoàn toàn có thể lư giải được sự hoảng loạn của các nước châu Âu khi biết rằng trong suốt 80 năm qua, lục địa này vẫn dựa ḥan toàn vào sự bảo đảm an ninh của Mỹ.
Về phần ḿnh, ông Trump khẳng định làm như vậy chỉ là để t́m kiếm ḥa b́nh cho Ukraina. Nhưng những tuyên bố mới đây của tổng thống Mỹ theo luận điệu của Kremlin quy trách nhiệm cho Ukraina đă gây ra cuộc chiến tranh xâm lược của Nga năm 2022 mới thực sự gây lo lắng cho châu Âu.
Điều này càng củng cố nghi ngờ rằng Trump đang rút Mỹ ra khỏi hàng thập kỷ hậu thuẫn châu Âu. Giới chức châu Âu lo ngại rằng với cái nh́n của Trump, Mỹ, Nga và Trung Quốc từ giờ có thể chia nhau các khu vực ảnh hưởng gần với ḿnh.
Ukraina hay châu Âu ở cách nước Mỹ một Đại Tây Dương, không có ảnh hưởng ǵ nhiều đối với Mỹ, theo như một tuyên bố của tổng thống Mỹ hôm thứ Sáu vừa rồi. Đáng lo ngại hơn là để đi đến sự phân chia lại trật tự thế giới th́ buộc phải có các cuộc mặc cả, đổi chác, phương pháp mà vị tổng thống vốn xuất thân từ doanh nhân Donald Trump rất ưa dùng.
Ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên, Donald Trump cũng đă đe dọa rút khỏi liên minh quân sự NATO và đặt câu hỏi tại sao Mỹ lại phải chi tiêu số tiền khổng lồ để duy tŕ quân đội ở châu Âu. Giới quan sát dự báo, các cuộc gặp của Trump với Macron vào thứ Hai và với Starmer vào thứ Năm có thể sẽ rất căng thẳng khi đề cập đến vấn đề bảo đảm an ninh cho châu Âu. Donald Trump vẫn tố cáo cả hai nhà lănh đạo đă « không làm ǵ » để chấm dứt chiến tranh Ukraina trong suốt ba năm qua.
Đến lúc này, rất nhiều nước đă nhận ra rằng mối liên minh xuyên Đại Tây Dương sắp sửa tan vỡ. Theo Nigel Gould-Davies, chuyên gia về Nga và Á-Âu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược, ở Luân Đôn th́ đây là « cuộc khủng hoảng xuyên Đại Tây Dương chưa từng có ». Ông nhận định : « Qua việc thương lượng với Nga trên đầu các nước châu Âu, can thiệp vào chính trị châu Âu, Hoa Kỳ không chỉ hài ḷng rũ trách nhiệm với châu Âu mà c̣n quyết định thay châu Âu và làm mất ổn định lục địa này ».
Ư đồ của Donald Trump khi muốn xích lại gần Nga, sẵn sàng bỏ rơi đồng minh có thể xuất phát từ nhiều tính toán, bao gồm lợi ích chiến lược, chính trị và cả cá nhân của ông.
Có thể Donald Trump tin rằng xích lại gần Nga giải quyết cuộc xung đột Ukraina sẽ mang lại lợi ích cho Mỹ, giúp giảm chi phí quân sự, tập trung vào Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này có thể làm suy yếu NATO, gây lo ngại cho các đồng minh châu Âu và khiến Ukraina rơi vào thế bất lợi trong cuộc chiến với Nga.
Tuy nhiên theo nhà phân tích Bergmann được trích dẫn ở trên, cuộc khủng hoảng này có thể lại là một liệu pháp sốc cho châu Âu. Ông nhận định : « Điều mà giờ đây người ta đ̣i hỏi châu Âu, không đơn giản là nỗ lực thêm một chút mà là phải có những quyết định giúp châu Âu nổi lên như một siêu cường. »