Một bức ảnh do nữ chính trị gia Suwadee Puntpanich đăng tải đă làm dấy lên làn sóng chỉ trích dữ dội v́ cho thấy sự đối lập giàu - nghèo rơ nét tại một quán cà phê kiêm nhà máy ở Chiang Mai, Thái Lan.
Nữ chính trị gia Thái Lan gây phẫn nộ v́ chụp ảnh thưởng thức cà phê trước công nhân nhà máy
Tranh căi về bức ảnh “sở thú người”
Ngày 23/4, bà Suwadee Puntpanich, thành viên đảng Thai Sang Thai tại Chiang Mai và giám đốc điều hành của Tập đoàn Y tế Thonburi, đă đăng tải lên tài khoản mạng xă hội cá nhân một bức ảnh tại quán cà phê Yen.CNX. Trong ảnh, bà Suwadee đang thưởng thức các món ăn và đồ uống sang trọng, trong khi phía sau tấm kính lớn là các công nhân nhà máy thuốc lá mặc đồng phục giản dị đang phân loại lá thuốc.

Suwadee Puntpanich đă đăng bức ảnh gây tranh căi này lên tài khoản mạng xă hội của cô. Ảnh: handout
Bài viết đi kèm ḍng chú thích: “Quán cà phê được chia ra từ một phần của nhà máy phân loại lá thuốc. Bạn có thể nh́n thấy cuộc sống của họ.” Câu nói tưởng chừng như giới thiệu trải nghiệm độc đáo này lập tức vấp phải phản ứng dữ dội từ cộng đồng mạng. Nhiều người dùng mạng xă hội gọi đó là “sở thú người”, ám chỉ việc biến lao động nghèo thành vật trưng bày phục vụ nhu cầu giải trí của tầng lớp giàu có.
Một người dùng viết: “Tấm kính phân chia giai cấp, người giàu ngồi pḥng máy lạnh uống cà phê, c̣n người nghèo làm việc vất vả để mua vui cho họ.” Bài đăng của bà Suwadee nhận về hơn 53.000 lượt tương tác và 11.000 b́nh luận, phần lớn đều mang tính chỉ trích. Nhiều người cho rằng h́nh ảnh này phơi bày sự cách biệt giai cấp trong xă hội Thái Lan một cách trần trụi.
Phản hồi từ nhân vật và cơ sở kinh doanh
Trước làn sóng chỉ trích, bà Suwadee lên tiếng phản bác trong phần b́nh luận bài viết. Bà cho rằng việc gọi khung cảnh đó là “sở thú người” là suy nghĩ nông cạn, làm tổn thương danh dự của những người lao động. Bà cũng chia sẻ rằng bà có mối liên hệ cá nhân với công việc tại nhà máy, bởi bà ngoại của bà từng làm nghề phân loại lá thuốc, và khung cảnh hiện tại gợi lại cho bà kư ức tuổi thơ.
Phía quán cà phê Yen.CNX cũng đăng thông báo giải thích về mô h́nh hoạt động. Theo đó, không gian quán cà phê là một phần của nhà máy do gia đ́nh chủ quán vận hành qua nhiều thế hệ. Việc lắp đặt kính ngăn không nhằm mục đích tŕnh diễn mà để “kể lại câu chuyện nghề truyền thống, giáo dục lịch sử lao động và thể hiện sự tôn trọng với người làm việc”. Đại diện quán khẳng định công nhân được trả thù lao xứng đáng và không hề bị ép buộc diễn xuất.
Tuy vậy, nhiều ư kiến vẫn không bị thuyết phục. Một người b́nh luận: “Việc để người khác quan sát, chụp ảnh và đăng tải h́nh ảnh công nhân lao động mà không có sự đồng ư là xâm phạm nhân quyền.” Một người khác cho rằng điều tàn nhẫn hơn cả là “họ không phải diễn viên, mà là những người thật đang đánh đổi cả sự thoải mái và phẩm giá để kiếm sống.”
Một số ư kiến kêu gọi quán nên tổ chức đối thoại giữa khách và những công nhân sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của ḿnh thay v́ chỉ để họ làm nền trong im lặng. Bối cảnh tranh căi này cũng phản ánh khoảng cách giàu - nghèo sâu sắc tại Thái Lan. Theo Ngân hàng Thế giới, chỉ số Gini đo lường bất b́nh đẳng thu nhập của Thái Lan năm 2021 là 43,3%, thuộc nhóm cao trong khu vực. Lương tối thiểu tại nước này chỉ vào khoảng 350 baht, tương đương 10 USD mỗi ngày.
VietBF@ sưu tập