Trung Quốc dùng 'chiến tranh thông tin' thu phục thế giới? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 05-06-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 143,855
Thanks: 11
Thanked 13,486 Times in 10,774 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 179
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Trung Quốc dùng 'chiến tranh thông tin' thu phục thế giới?

Thay v́ bị động đối phó với làn sóng tấn công ồ ạt của các mạng xă hội phương Tây, Trung Quốc khéo léo sử dụng “chiêu bài” của đối phương để phản công và đạt được những thành quả ngoài mong đợi.

Từ thế phản công


Sự thâm nhập với tốc độ thần kỳ của các trang mạng xă hội Mỹ như Facebook, Twitter và Linkedin từng “làm khó” giới chức Trung Quốc.

Trong bản báo cáo thường niên về sự phát triển các phương tiện truyền thông mới ở Trung Quốc, Viện Khoa học Xă hội Trung Quốc thừa nhận, các mạng xă hội như Facebook là một thách đố đối với an ninh quốc gia và là một công cụ "phá hoại chính trị" của các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ.

Theo các tác giả bản báo cáo, trong các vụ bạo loạn ở Tân Cương, Facebook trở thành điểm tập hợp của các tổ chức đ̣i độc lập cho Tân Cương ở nước ngoài. Cho nên, theo họ, cần tăng cường kiểm soát các trang mạng xă hội và đề cao cảnh giác về những nguy cơ tiềm tàng của các trang này.

Trong phần nói về Google, các tác giả bản báo cáo kết tội tập đoàn Mỹ là có liên hệ với các cơ quan t́nh báo Mỹ và tố cáo Washington sử dụng internet để tăng cường thế bá quyền.

Với những mối lo ngại này, theo nhiều nguồn tin, Bắc Kinh phải dựng “tường lửa” vào thị trường mạng của Trung Quốc. Đại diện của các trang mạng xă hội hay dịch vụ t́m kiếm như Google, Altavista, Youtube, Facebook... lần lượt than phiền về việc bị hạn chế tại Trung Quốc.


Google than phiền bị chặn tại Trung Quốc.

Không chỉ vậy, để gián tiếp “đánh đuổi” các trang mạng trên, Trung Quốc c̣n cho ra hàng loạt website hay mạng xă hội “made in China”. Nói cách khác, rất nhiều trang web của Trung Quốc đă và đang “sao chép” từ giao diện, cách tŕnh bày, phong cách làm việc của những website đ́nh đám thế giới. Chẳng hạn Groupon.com, một trang buôn bán khá nổi tiếng bị “làm nhái” từng chi tiết nhỏ một cách không thương tiếc với tên miền Gaopeng.com.

Tất nhiên, đó không phải địa chỉ web duy nhất được thế giới mạng Trung Quốc “học hỏi” kinh nghiệm hoạt động. Mạng xă hội Foursquare, mạng xă hội dành cho iPhone Instagram hay blog Tumblr cũng đều có những model đậm chất “bản địa hóa”.

Ngoài ra, nếu như Facebook và Twitter là hai mạng xă hội lớn nhất hành tinh th́ hai phiên bản Renren (giống Facebook) và Weibo (giống Twitter) là những cái tên đ́nh đám vào bậc nhất tại Trung Quốc.

Renren bắt đầu ra mắt vào năm 2005 do ba người bạn cùng lớp tạo nên, ban đầu nhắm vào giới sinh viên. Sau đó, Renren được Giám đốc điều hành hiện tại, Joseph Chen, mua lại. Trang web này được mở rộng ra mời gọi tất cả những người sử dụng internet tại Trung Quốc tham dự và kết nối. V́ thế tên của nó có nghĩa là "tất cả mọi người" và đến nay thu hút được tới 160 triệu người sử dụng.

Trong khi đó, Weibo của Sina.com là sản phẩm internet được coi là “hot” nhất hiện nay ở Trung Quốc (hoạt động theo mô h́nh như Twitter). Chỉ trong năm đầu tiên ra đời, Weibo có 50 triệu người sử dụng và chắc chắn sẽ vượt ngưỡng 100 triệu người trong vài tháng tới.

... chuyển hướng tấn công

Không dừng lại ở việc dựng “bức tường lửa” và phát triển các mạng xă hội trong nước, Trung Quốc c̣n tiến tới “rút tiền” từ thị trường vốn Mỹ và “xuất khẩu chính trị”.

Ngày 4/5, Renren Inc., hăng điều hành mạng xă hội lớn nhất Trung Quốc bán ra 53,1 triệu cổ phiếu với giá 14 USD trên sàn chứng khoán New York. Chỉ vài giờ sau khi thực hiện đợt phát hành cổ phiếu đầu tiên (IPO), giá cổ phiếu của Renren tăng vọt 29% lên 18,01 USD.

Theo ước tính, tại mức giá khởi điểm 14 USD, giá trị của Renren hiện gấp 72 lần so với lần định giá hồi năm ngoái. Trong khi đó, giá trị của Facebook chỉ tăng 25 lần trong đợt IPO, theo tính toán của Goldman Sachs.

Hăng tin BBC dẫn lời các nhà đầu tư cho rằng, đây sẽ là một mặt hàng niêm yết rất ăn khách, có thể sánh với Youku và các thương nhân trung tuổi sẽ phải cố sức để chen lấn xô đẩy, giành mua một phần cổ phiếu của công ty này.

"Không nghi ngờ ǵ, những quan tâm sôi động đối với Renren sẽ đẩy cổ phiếu của công ty này lên mức chóng mặt trong những ngày đầu niêm yết", Michael Clendenin, Giám đốc điều hành của Công ty cố vấn RedTech, nhận định.

Nối bước Renren, nhiều trang mạng khác như Kaixin001 và các trang nặng kư như Tencent và thậm chí, cả công cụ t́m kiếm Baidu của Trung Quốc cũng có kế hoạch niêm yết tại sàn giao dịch Mỹ.


Renren thành công vang dội tại Mỹ.

Bên cạnh khả năng “hút vốn”, các trang mạng xă hội Trung Quốc, trong đó có Renren c̣n trở thành công cụ hữu hiệu để kết nối người dân Trung Quốc với thế giới.

Ví dụ điển h́nh là ở Singapore, không chỉ các du học sinh Trung Quốc mà các sinh viên bản xứ cũng đang sử dụng song song hai mạng xă hội: Facebook và Renren. Dù cả hai mạng xă hội này đều có khá nhiều điểm tương đồng, nhưng khi được hỏi, th́ phần lớn sinh viên tại Singapore đều trả lời là thích sử dụng Renren hơn.

Laoli, một du học sinh tại Singapore cho biết: “Chúng tôi rất thích đọc và chia sẻ những thông tin mới. Những thông tin ấy trải dài từ những tin đồn, đến những thông tin quan trọng khác. Và thực sự mà nói, th́ việc đọc cũng như chia sẻ thông tin trên Renren dễ dàng hơn trên Facebook rất nhiều”.

Không kém cạnh Renren, một trang web khác được coi là “hàng nhái” của Twitter mang tên "Red Microblog" hay Bo Xilai cũng đang hoạt động khá hiệu quả không chỉ ở Trung Quốc mà c̣n một số nước khác.

Theo đánh giá của giới quan sát, Bo Xilai vận hành khá giống “hàng” Mỹ, chỉ khác ở thông điệp mà nó hướng đến thấm đẫm... tinh thần cách mạng.

Tại đây, người xem dễ dàng bắt gặp những thông điệp khác trên trang chủ như: "Làm việc chăm chỉ, trung thực và đối xử tốt với mọi người", "Không có bầu trời nào lớn hơn bàn tay, không có con đường nào dài hơn đôi bàn chân, không có ngọn núi nào cao hơn người và không có biển nào rộng lớn hơn trái tim", hay "Những người đi theo ḍng chảy luôn phải ngụp lặn trong sông lớn, chỉ có những người đi ngược gió không sợ khó khăn, mới có thể nhanh chóng tiếp cận bờ bên kia".

Theo các nguồn tin khác nhau, trang web này được ra mắt với mục đích sử dụng phương tiện truyền thông mới cho chính quyền Trung Quốc.

Người dùng cũng được khuyến khích viết thông điệp ca ngợi Trung Quốc. Chúng được cán bộ nhà nước đặt tên là "tin nhắn đỏ". Truyền h́nh Trung ương Trung Quốc cho biết, tính đến tháng 10/2010, hơn 120 triệu tin nhắn được gửi từ người dân trong và ngoài nước.

“Đây là một công cụ hay để phát hiện và lan truyền tin tức về các sự kiện lớn”, Tiến sĩ Steven Dong tại Viện Báo chí toàn cầu thuộc ĐH Thanh Hoa nhận định. Dù lưu ư rằng báo chí vẫn được tin cậy hơn nhưng ông cho rằng, cách tiếp cận người dân thông qua mạng xă hội thực sự là một bước đi đầy tính chiến lược.

Nếu các trang mạng xă hội Trung Quốc tiếp tục được đón nhận tại nhiều nước khác th́ thực tế, công cuộc chinh phục thế giới bằng cộng đồng mạng của Mỹ lại đang được Trung Quốc sử dụng hiệu quả hơn rất nhiều.

Trà My/Baodatvie
(tổng hợp)
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	tg_5.5_Trung2in.jpg
Views:	9
Size:	34.6 KB
ID:	283006
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC5

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 05:14.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07792 seconds with 14 queries