Các tay súng đă bắt cóc một chuyên gia phát triển Mỹ sau khi đánh lừa các nhân viên an ninh và đột nhập vào nhà của ông này hôm qua trong vụ đột kích táo tợn cảnh báo các nhân viên cứu trợ, các nhà ngoại giao và công dân nước ngoài tại Pakistan.
Các cảnh sát đứng tại cổng vào ngôi nhà của ông Weinstein tại thành phố Lahore.
Cảnh sát Pakistan cho biết các tay súng đă đột nhập vào ngôi nhà của một công dân Mỹ thành phố Lahore, miền đông Pakistan, vào sáng sớm ngày 13/8.
Đại sứ quán Mỹ xác nhận vụ bắt cóc và cho biết nạn nhân của vụ việc là Warren Weinstein, 63 tuổi, giám đốc tại Pakistan cho J.E. Austin, một nhà thầu phát triển có liên quan tới chính phủ Mỹ.
Ông Weinstein đă sống tại Pakistan trong ít nhất 5 năm và đang làm việc trong các dự án phát triển tại các khu vực bộ lạc. Ông Weinstein dự kiến sẽ trở về Mỹ vào ngày 15/8.
Hiện chưa nhóm nào nhận trách nhiệm về vụ bắt cóc. Đại sứ quán Mỹ đang phối hợp với giới chức Pakistan về vụ việc.
Theo cảnh sát Pakistan, 8 tay súng đă tấn công ngôi nhà của ông Weinstein tại Lahore trước lúc trời sáng ngày 13/8.
Một nguồn tin cho biết tài xế của ông Weinstein bị ép phải mở cửa. Một nguồn tin khác nói các nhân viên an ninh đă bị các tay súng lừa mở cửa bằng cách đề nghị cho thức ăn trong tháng Ramadan.
Ông Weinstein sống chủ yếu tại Islamabad nhưng cũng thường tới Lahore.
Trang web của công ty J.E. Austin miêu tả ông Weinstein là “một chuyên gia về phát triển quốc tế với kinh nghiệm 25 năm”.
Vụ bắt cóc diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Pakistan và Mỹ rơi vào thời kỳ căng thẳng kể từ vụ đột kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden hồi tháng 5.
Các vụ bắt cóc người Pakistan thường xuyên diễn ra, nhưng ít khi người nước ngoài trở thành mục tiêu của các nhóm phiến quân.
Vụ bắt cóc người nước ngoài gần đây nhất liên quan tới một cặp vợ chồng người Thụy Sĩ, bị bắt cóc tại tỉnh Balochistan ở tây nam Pakistan hồi tháng 6.
Hồi tháng 3/2010, một bé trai 5 tuổi người Anh đă bị bắt cóc tại khu vực Punjab. Cậu bé bị giam giữ 12 ngày trước khi được thả sau khi gia đ́nh trả 180.000 USD tiền chuộc.
An B́nh
Theo BBC