Samsung Vina đă có 1 tuần khó khăn với báo chí: "Báo mạng" lan truyền thông tin về sản phẩm Galaxy S II của hăng gặp lỗi vặt. Lời "thanh minh" của Samsung đă bộc lộ ra những vấn đề khác, sâu xa hơn.
Cách đây mấy ngày, một vụ việc đă gây được nhiều sự chú ư của giới công nghệ ở Việt Nam: Báo điện tử ICTNews đă đăng tải một bài viết trong đó tập hợp các ư kiến chỉ trích những lỗi vặt của sản phẩm Samsung Galaxy S II vừa mới ra mắt chính thức hồi trung tuần tháng 7 vừa rồi.
Những ư kiến này do tác giả thu thập rải rác từ 1 vài diễn đàn công nghệ trong nước, trong đó nổi bật nhất là tinhte.vn, đề cập đến nhiều "lỗi vặt" mà Galaxy S II gặp phải như lỗi hồng tâm khi chụp ảnh, màn h́nh bị "ám màu", máy lỗi phần cứng sau 5 ngày sử dụng... V́ một vài lư do, chúng tôi xin không đăng tải bài viết đó ở đây, tuy nhiên tiêu đề bài viết "Sự thất vọng mang tên Galaxy S II" hiện đă rất phổ biến trên Internet, bạn đọc quan tâm có thể sử dụng Google để t́m bài viết này.
Chỉ sau đó mấy ngày Samsung Việt Nam có hồi đáp chính thức về vụ việc này, nội dung bài "phỏng vấn" của Samsung bạn đọc cũng có thể t́m trên mạng với tiêu đề "Samsung Vina phản hồi về lỗi trên điện thoại Galaxy S II".
Và sau đây là 1 vài suy nghĩ của tôi dưới góc độ cá nhân và là một người ít nhiều có sự liên quan tới các sự kiện xoay quanh vấn đề này.
1. Người sử dụng: B́nh tĩnh, phải thật b́nh tĩnh!
Bỏ ra hơn chục triệu đồng mua 1 sản phẩm "bom tấn", đ́nh đám trên thị trường thế giới cũng như trong nước, gắn liền với câu khẩu hiệu PR "được đánh giá điểm 10/10", phản ứng bực bội hoặc hoảng hốt của người sử dụng khi sản phẩm gặp lỗi là điều hoàn toàn dễ hiểu. Không một ai muốn chiếc điện thoại đẳng cấp, sành điệu của ḿnh phải làm chặn giấy chỉ sau có "5 ngày sử dụng".
Samsung Galaxy S II là chiếc smartphone hot nhất trên thị trường Việt Nam thời điểm hiện tại.
Bản chất của cộng đồng mạng là thích "ném đá" cũng như xem những tṛ náo loạn. V́ vậy, không có ǵ khó hiểu khi những sự cố từng rất đ́nh đám của các "siêu phẩm" như vụ mất sóng khi cầm iPhone 4 "sai cách" hay việc vỏ iPhone 3G bị ố màu không gây ảnh hưởng tới doanh số bán hàng của Apple. Sau khi những topic về việc iPhone 4 dính lỗi ăng ten lắng xuống, chúng ta vẫn thấy sản phẩm nào "lầm lũi" dẫn đầu bảng tổng sắp của các smartphone suốt hơn 1 năm qua.
Lư do không phải là v́ Apple "dập" vụ việc hiệu quả (trên thực tế, những phản hồi của Steve Jobs xung quanh lỗi của iPhone 4 chỉ làm t́nh h́nh tồi tệ hơn), mà lư do thực sự ở đây là bởi v́ những lỗi như vậy không gây ảnh hưởng tới quá tŕnh sử dụng hàng ngày của sản phẩm. Hăy thử t́m 1 người dùng iPhone 4 quanh bạn và hỏi thử xem, tôi đoan chắc rằng chưa 1 ai gặp vấn đề ǵ với việc "rớt" sóng trong thời gian sử dụng thực tế. Lỗi Ăng ten của iPhone 4, dường như chỉ tồn tại trên giấy tờ và qua 1 vài thí nghiệm của các "vọc sĩ". Có th́ có đấy, nhưng không đáng ngại.
Màn h́nh bị "ám màu"?
Quay trở lại với câu chuyện về Galaxy S II, điều tôi muốn nói ở đây là, khi bạn vô t́nh đọc được đâu đó rằng sản phẩm mà ḿnh đang sử dụng có dính lỗi abc xyz... và phía dưới đó là hàng loạt comment chê bai, trách móc và thậm chí là đ̣i "lập hội" trả lại sản phẩm. Điều bạn cần làm đầu tiên là giữ được cho ḿnh 1 cái đầu lạnh và hăy tự hỏi ḿnh 2 câu hỏi sau đây: "Sản phẩm của ḿnh có thực sự bị lỗi tương tự hay không?" và "Liệu lỗi này có ảnh hưởng nhiều đến quá tŕnh sử dụng thường ngày hay không?". Nếu cả 2 câu trả lời đều là không, có lẽ giải pháp dành cho bạn chỉ đơn giản là... không đọc nữa và tận hưởng sản phẩm của ḿnh thay v́ lo lắng hoặc tức giận v́ một chuyện không đâu.
Có 1 điều mà người tiêu dùng nên hiểu và nên chấp nhận: Không một sản phẩm nào là hoàn hảo, câu hỏi là liệu bạn có thể sống chung với những khuyết điểm của nó hay không?
Tất nhiên tôi không khuyến khích bạn "ngậm bồ ḥn làm ngọt" trong mọi trường hợp, ngược lại, nếu sản phẩm của bạn bị lỗi, hăy lên tiếng đ̣i lại quyền lợi của ḿnh. Tuy nhiên nếu bạn tỏ ra quá gay gắt và đ̣i hỏi sản phẩm mà ḿnh mua phải "đẹp không t́ vết", rất có thể bạn sẽ chuốc nhiều thất vọng và bực bội vào ḿnh mà chẳng giải quyết được vấn đề ǵ.
2. Người mua hàng: Hăy là người tiêu dùng thông thái.
Trong tuyên bố mới nhất của Samsung Vina, ở câu hỏi về vấn đề bảo hành sản phẩm, Samsung Vina nói:
"Thực ra Samsung không bán lẻ trực tiếp sản phẩm của ḿnh đến người tiêu dùng, mà thông qua các nhà phân phối và đại lư. Do đó Samsung chỉ có chính sách đổi hàng cho người tiêu dùng khi sản phẩm có sự cố kỹ thuật được đưa đến kiểm tra tại Trung tâm Bảo hành của Samsung mà không khắc phục được. Chính sách cho phép người mua hàng được đổi hoặc trả lại sản phẩm trong một thời gian nhất định là do từng nhà phân phối hoặc đại lư đưa ra, tùy theo chính sách bán hàng của họ. Với cạnh tranh trên thị trường, đây là điểm có lợi cho người tiêu dùng chứ không phải là thiệt hại."
Hăy chọn mua sản phẩm ở các cửa hàng uy tín dù cho bạn đang t́m mua hàng xách tay hay đồ chính hăng.
Tuyên bố ấy, hiểu theo cách thiển cận nhất, là Samsung đang "đá" trách nhiệm 1 cách khôn khéo sang phía nhà phân phối. Như thông lệ các hăng sản xuất tại Việt Nam, điều khoản bảo hành do nhà sản xuất qui định, nhà phân phối chỉ có trách nhiệm đưa sản phẩm tới trung tâm bảo hành nếu sản phẩm đạt đủ điều kiện để được bảo hành. Tuy nhiên hăy giả định ở đây rằng đối với Samsung Vina các qui định bảo hành sản phẩm của hăng này có sự can thiệp từ bên phân phối. Kể cả trong trường hợp đó, lời giải thích ấy vẫn không lấp liếm được thực tế rằng Samsung là bên định nghĩa thế nào là 1 "sản phẩm có sự cố kỹ thuật".
Nói cách khác, nếu Samsung nói lỗi hồng tâm của máy ảnh không phải là lỗi kỹ thuật, hoặc lỗi ám màu ở màn h́nh không phải lỗi kỹ thuật, bạn sẽ phải "cắn răng" chịu đựng chúng, v́ chắc chắn các nhà phân phối sẽ không (và cũng không đủ khả năng) để khắc phục chúng cho bạn. Nếu Samsung quan tâm đến khách hàng hơn, hăng này nên đưa ra 1 lộ tŕnh cụ thể về việc khi nào sẽ đưa ra bản vá phần mềm khắc phục những lỗi trên (nếu chúng đúng là lỗi phần mềm), thay v́ thản nhiên tuyên bố: Đây là 1 "điểm yếu", bạn sẽ phải sống chung với điểm yếu ấy, đừng phàn nàn.
Bên cạnh đó, tuyên bố trên của Samsung cũng cho chúng ta hiểu phần nào về cách "bắt tay" giữa các hăng sản xuất và phân phối sản phẩm ở Việt Nam: Tất cả đều chỉ cố t́m cách "đá" quả bóng trách nhiệm sang chân "đối tác", v́ vậy kinh nghiệm ở đây là, hăy đừng để ḿnh lọt vào t́nh thế chạy theo quả bóng mà hăy "kèm" thật chặt 1 bên. Có nghĩa là, bên cạnh việc t́m mua sản phẩm của nhà sản xuất uy tín và các thương hiệu lớn, hăy t́m đến các nhà phân phối bán lẻ có uy tín và trách nhiệm đối với khách hàng. V́ nếu "lỡ" mua nhầm ở 1 cửa hàng thích "củ hành" người đi sửa chữa sản phẩm lỗi, bạn vẫn có thể gặp nhiều vấn đề ngay cả khi đă bỏ thêm tiền đầu tư hàng "chính hăng". Luôn nhớ rằng, khi sản phẩm gặp lỗi, người mà bạn sẽ phải tiếp xúc chính là người bán tận tay cho bạn sản phẩm đó.
3. Truyền thông: Xin đừng quá vội vàng.
Lần đầu tiên tôi đọc bài viết "Sự thất vọng mang tên Galaxy S II" tôi đă phải thốt lên: Quá phiến diện và chủ quan. Sự dễ dăi của truyền thông internet đă khiến cho nhiều người làm "báo mạng" có thói quen t́m hiểu sự việc một cách hời hợt, bề nổi. Một bài viết với thông tin 1 chiều như thế đáng ra không thể được đưa lên, dù là với nội dung phản ánh lại ư kiến của người sử dụng. Dạo qua các diễn đàn mà người viết trích dẫn những ư kiến tiêu cực cho bài viết, vẫn dễ dàng t́m thấy nhiều ư kiến tích cực hoặc trung lập nhưng hoàn toàn bị tác giả "phớt lờ".
Sự phớt lờ ấy chỉ có thể được "dịch" theo 2 nghĩa: Hoặc "cố t́nh" ác ư, hoặc "vô t́nh" nông cạn.
Sự vội vàng và hời hợt trong lời nói, đặc biệt là lời nói của các cơ quan truyền thông có thể sẽ để lại những hậu quả rất lớn cho những bên có liên quan.
Thay cho lời kết
Tôi muốn để bài viết này có 1 cái kết ngỏ. Sự việc vừa qua vẫn c̣n chưa ngă ngũ, bất chấp tuyên bố chính thức mới nhất từ phía Samsung. Nhiều câu hỏi của người sử dụng vẫn c̣n đang chờ lời đáp từ phía nhà sản xuất: Bao giờ th́ sửa được các "lỗi phần mềm" hiện đang tồn tại trong sản phẩm Galaxy S II, bao giờ th́ nhà "báo mạng" (trong đó có cả tôi) có ư thức và trách nhiệm hơn trong các phát biểu của ḿnh? Bao giờ th́ chúng ta hết phải chứng kiến cảnh "người mua thua người bán", và cả những người tiêu dùng "thông thái" cho lắm luôn chịu cảnh "chết đứng như Từ Hải"?
Đó sẽ là những câu hỏi mà tôi tin rằng chúng ta sẽ c̣n cần rất, rất nhiều thời gian để trả lời.
theo genk